Người bệnh đái tháo đường hay bị viêm gân khi tập thể dục
Đường huyết khi mang thai bao nhiêu là bình thường?
Điều trị bệnh võng mạc đái tháo đường như thế nào?
Nam giới bị bệnh đái tháo đường có ảnh hưởng đến khả năng sinh con?
Ngủ bù giúp giảm nguy cơ mắc đái tháo đường
Giải thích về mối liên kết giữa bệnh đái tháo đường và nguy cơ viêm gân, GS. Jamie Gaida - Đại học Canberra (Australia) cùng các đồng sự đã phân tích dữ liệu từ 31 nghiên cứu trước. Trong đó, có 26 nghiên cứu tập trung vào những người mắc bệnh đái tháo đường type 2 và 5 nghiên cứu tập trung tìm hiểu những bệnh nhân được chẩn đoán viêm gân.
Khi kết hợp và phân tích dữ liệu thu thập được từ tất cả nghiên cứu, họ phát hiện, bệnh nhân đái tháo đường type 2 có khả năng bị viêm gân cao gấp 3,67 lần so với người bình thường. Trái lại, những người bệnh viêm gân cũng có nguy cơ mắc bệnh đái tháo đường gấp 1,3 lần.
Theo GS. Jamie Gaida, kết quả nghiên cứu không cho rằng bệnh nhân đái tháo đường không nên tập thể dục, bởi tập thể dục vẫn là một trong những phương pháp giúp ổn định đường huyết tự nhiên mà rất hiệu quả.
Thế nhưng, người bệnh cần đặc biệt lưu ý một số vấn đề khi tập thể dục để giảm thiểu nguy cơ viêm gân: Cần khởi động làm nóng cơ thể trước khi tập; Nếu là người mới bắt đầu, nên đi bộ nhẹ nhàng trong thời gian ngắn, sau đó mới tăng dần cường độ và thời gian tập luyện; Luôn lắng nghe cơ thể trong suốt quá trình tập và dừng ngay hoạt động khi cảm thấy khó chịu hay mệt mỏi.
Trong trường hợp viêm gân xảy ra, người bệnh cũng có thể yên tâm vì tình trạng sẽ được bác sỹ xem xét và cải thiện bằng vật lý trị liệu. Bên cạnh đó, kiểm soát tốt lượng đường trong máu thông qua chế độ dinh dưỡng, sinh hoạt hợp lý, sử dụng thực phẩm chức năng có thể giúp giảm thiểu nguy cơ viêm gân ở những người bị bệnh đái đường type 2.
Nghiên cứu được công bố trên tạp chí Sports Medicine.
Bình luận của bạn