Người ngủ ngáy dễ bị mất trí nhớ

Ngủ ngáy làm tăng nguy cơ mắc suy giảm trí nhớ

"Uốn lưỡi" 6 lần, không còn ngáy ngủ

Người ngủ ngáy dễ gây... tai nạn giao thông

Ngủ ngáy chữa thế nào?

Mắc bệnh nguy hiểm vì "ngủ ngày, cày đêm"

Các nhà nghiên cứu đến từ Trung tâm Y tế Langone, NewYork, Mỹ đã tiến hành phân tích dữ liệu y tế trong mười năm gần đây của 2.470 người trong độ tuổi từ 55 - 90, sau đó phân chia họ thành ba nhóm, gồm nhóm những người mắc bệnh Alzheimer, nhóm những người có khiếm khuyết nhận thức nhẹ và nhóm những người không có bất kỳ vấn đề gì về trí nhớ và nhận thức.

Kết quả cho thấy, những người thường xuyên ngủ ngáy (chứng ngưng thở khi ngủ) được chẩn đoán khiếm khuyết nhận thức ở mức độ nhẹ trong độ tuổi trung bình là 77, bị mắc bệnh Alzheimer vào năm 83 tuổi, trong khi đó, những người không ngủ ngáy được chẩn đoán bị khiếm khuyết nhận thức nhẹ ở độ tuổi trung bình là 90, mắc bệnh Alzheimer ở độ tuổi trung bình 88.

Nhóm nghiên cứu cũng nhận thấy, việc điều trị bằng phương pháp sử dụng một mặt nạ đeo trên mũi trong lúc ngủ, cung cấp liên tục một dòng không khí nén vào cổ họng người dùng (CPAP) làm đảo ngược mối liên quan giữa ngủ ngáy với suy giảm trí nhớ và nhận thức trước đó.

Các nhà nghiên cứu cho biết nhừng người bị ngủ ngáy được điều trị bằng CPAP sẽ giúp làm chậm tiến trình suy giảm trí nhớ và giảm nguy cơ mắc bệnh Alzheimer.

Tiêu Bắc H+ (Theo washingtonpost)
Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Thần kinh