Nhiều người thường cảm thấy đói và có nhu cầu ăn vặt vào buổi tối
Nên ăn gì khi thèm ngọt sau vận động?
5 cách làm giảm cơn thèm đồ ngọt
"Tắt" cảm giác đói mà không cần ăn
10 dấu hiệu "tố cáo" bạn đang bị thiếu ngủ nghiêm trọng
Xem TV/xem phim
Rất nhiều người có thói quen ăn vặt khi xem truyền hình. Đây là một thói quen xấu khi bạn không ý thức được bạn đang ăn bao nhiêu do còn mải tập trung vào màn hình.
Tốt nhất, hãy cố gắng giữ tay bạn bận rộn bằng cách đan, may, sơn móng tay,... thay vì ăn vặt. Một cách khác là thay đổi các món ăn vặt bằng một tách trà hay các loại hoa quả.
Lẫn lộn giữa cảm giác khát và đói
Mất nước là tình trạng rất phổ biến khiến cơ thể dễ dàng nhầm lẫn rằng bạn đang đói. Trước khi nghĩ đến việc ăn vặt, bạn nên nghĩ lại xem mình có đang khát hay không.
Nên uống đủ từ 6 đến 8 ly nước mỗi ngày, nhiều hơn nếu trời nóng hoặc bạn vừa tập thể dục.
Luôn giữ một chai nước quanh người, trên bàn làm việc hoặc trong túi của bạn.
Ngủ không đủ giấc có thể ảnh hưởng đến việc kiểm soát sự thèm ăn của cơ thể, khiến bạn ăn nhiều hơn bình thường. Điều này là do tác động của 2 hormone leptin và ghrelin. Leptin cho chúng ta biết khi cơ thể cảm thấy no, đồng thời ngăn chặn cảm giác thèm ăn. Mức độ ghrelin - hormone gây cảm giác đói lại gia tăng khi bạn ngủ không đủ giấc.
Thiếu ngủ gây rối loạn hormone, làm tăng cảm giác đói
Ăn nhiều đồ ngọt
Khi bạn ăn nhiều đồ ngọt chứa hàm lượng đường và carbohydrate cao, chúng nhanh chóng đi vào máu khiến lượng đường trong máu tăng vọt.
Cơ thể sản sinh insulin giúp đưa lượng đường này vào tế bào, khiến lượng đường trong máu đột ngột giảm trở lại, thậm chí còn thấp hơn lúc đầu khiến chúng ta cảm thấy đói và thèm ngọt. Tốt hơn hết bạn nên lựa chọn loại các loại tinh bột nguyên cám, kết hợp với protein để cảm thấy no lâu hơn.
Ảnh hưởng của quảng cáo
Các công ty thực phẩm rất biết cách thu hút sự chú ý của não bộ. Họ đặt quảng cáo vào những thời điểm quan trọng trên truyền hình buổi tối, tại trạm dừng xe bus, vô thức khiến bạn cảm thấy thèm ăn uống.
Các quảng cáo thường mang lại cảm giác thèm ăn, hoặc khiến chúng ta nghĩ rằng mình đang đói (dù đôi khi không phải vậy).
Bạn sắp có kinh
Một người phụ nữ sẽ cảm thấy thèm ăn và có nhu cầu thực phẩm tăng cao trong nửa sau của chu kỳ kinh nguyệt, nghĩa là sau khi rụng trứng và trước khi có kinh nguyệt.
Để giúp cân bằng lượng đường trong máu và quản lý cơn thèm ăn, bạn nên tập trung vào việc ăn các loại thực phẩm chứa protein như cá, thịt, trứng, đậu, các loại hạt, giảm thiểu các loại carbohydrates và đồ ngọt. Caffeine và rượu cũng có tác động đến sự cân bằng hormone, do vậy bạn cũng nên hạn chế các loại đồ uống này.
Bình luận của bạn