Trái gấc giúp chống ung thư, bệnh tim mạch?

Trái gấc có nhiều tác dụng tốt không ngờ với sức khỏe

Hoạt động thể chất ngăn ngừa ung thư ruột kết

Dấu hiệu bệnh ung thư dạ dày bạn cần biết trước khi quá muộn

Tăng cân do uống thuốc chống trầm cảm: Khắc phục thế nào?

7 thực phẩm “khắc tinh” của nếp nhăn

Gấc được trồng phổ biến ở các quốc gia châu Á, đặc biệt là Trung Quốc và Việt Nam. Đây là loại cây dây leo, quả lớn, hình bầu dục, có gai và có mùa rất ngắn (2 tháng). Từ xưa tới nay, phần thịt (cùi) của gấc và lá non chủ yếu được dùng như một loại thực phẩm, Ở Trung Quốc, hạt và lá của nó còn được dùng làm thuốc cổ truyền.

Giá trị dinh dưỡng của gấc
Theo các nhà khoa học, gấc là một nguồn cung cấp chất dinh dưỡng, vitamin và khoáng chất dồi dào. Trong 100 gam thịt gấc cung cấp 17,4g Carbohydrate, 1,6g Tổng chất xơ, 2,1g Protein, 36mg Canxi và 0,3g tổng chất béo. Gấc có hàm lượng carotenoid (chất chống oxy hóa tự nhiên để ngăn ngừa và điều trị ung thư ) cao, đặc biệt là lycopene và Beta-carotene (tiền chất của vitamin A, ngăn chặn mù lòa, làm lành mạnh hóa hệ miễn dịch...).

Gấc có giá trị dinh dưỡng cao và đặc biệt tốt khi ngăn ngừa và chữa một số bệnh như tim mạch, ung thư

Một số lợi ích sức khỏe của quả gấc:

Chống ung thư
Theo nghiên cứu của các nhà khoa học Mỹ, chất Lycopen trong cà chua có khả năng phòng chống ung thư, hạn chế sự phát triển các tế bào ung thư. Nhưng theo nghiên cứu của Đại học Califonia thì hàm lượng Lycopen trong Gấc còn cao gấp 70 lần. Không chỉ vậy, gấc còn chứa nhiều các chất khác như Vitamin E, carotene…làm vô hiệu hóa 75% các chất gây ung thư, đặc biệt là ung thư vú, ung thư tuyến tiền liệt… Do đó, người Mỹ gọi gấc là loại quả đến từ thiên đường.

Chống thiếu máu
Trái gấc chứa rất nhiều sắt cũng như vitamin C và acid folic (dạng hòa tan trong nước của vitamin B9, cần thiết và quan trọng trong chế độ dinh dưỡng hằng ngày), do đó nó rất có lợi cho việc chống lại bệnh thiếu máu. Người ta đề nghị tìm ra nguyên nhân gây thiếu máu và tùy thuộc vào tình trạng bệnh mà bắt đầu tiêu thụ loại quả này. Thường xuyên ăn gấc rất có lợi cho việc khắc phục các vấn đề về thiếu máu.

Ngăn ngừa các bệnh tim mạch
Gấc chứa nhiều chất chống oxy hóa nên giúp ngăn ngừa các bệnh tim mạch. Tiêu thụ trái cây này và đi kèm với một lối sống năng động, tích cực, lành mạnh sẽ rất tốt cho sức khỏe tim mạch. Các bệnh tim mạch là một vấn đề cao đối với nhiều người, do đó gấc đang được khuyến khích sử dụng nhiều hơn.

Cải thiện thị lực
Loại quả này khá có lợi cho việc tăng cường thị lực. Các vitamin A, beta carotene và các chất khác có trong trái cây này giúp thị lực của một người tốt hơn cũng như ngăn ngừa bệnh đục thủy tinh thể và các vấn đề về thị lực khác.

Gấc cũng có tác dụng rất tốt trong việc cải thiện thị lực

Chống trầm cảm
Trầm cảm là một tình trạng bệnh lý nghiêm trọng, đang có xu hướng gia tăng thời gian gần đây và làm giảm chất lượng cuộc sống. Gấc khi ăn thường xuyên sẽ giúp khắc phục vấn đề này vì nó rất giàu selen, khoáng chất và vitamin, rất quan trọng đối với hệ thần kinh, cũng như giúp chống lại bệnh trầm cảm.

Duy trì tuổi thanh xuân và ngăn ngừa lão hóa
Gấc chứa nhiều vitamin và khoáng chất giúp chống lão hóa da, duy trì vẻ tươi trẻ của làn da. Nó khuyến khích xây dựng lại cấu trúc collagen dưới da, cũng như ngăn ngừa sự xuất hiện của các nếp nhăn.

Chống lại sự phát triển của u xơ tuyến tiền liệt
Gấc chữa lành u xơ tuyến tiền liệt và cải thiện lưu lượng nước tiểu. Và phần cùi ngọt xung quanh hạt có lượng lycopene gấp 70 lần so với lượng có trong cà chua... rất tốt để chữa bệnh tuyến tiền liệt. Vì vậy, hãy tiêu thụ quả gấc thường xuyên để chống lại các vấn đề về u xơ tuyến tiền liệt.

Trái gấc xanh, lá non và ngọn được dùng làm rau

Cách sử dụng
Chủ yếu sử dụng phần cùi màu đỏ của gấc. Phần cùi này có nhiều dầu bao quanh hạt, được nấu chín cùng với hạt để tạo hương vị và tạo màu đỏ cho món cơm lam, xôi gấc. Trái cây chưa chín được dùng làm rau và chế biến món cà ri. Các lá gấc non được cộng đồng Karen ở Thái Lan, ở Bali, Indonesia và Philippines tiêu thụ làm rau. Sau khi luộc, chúng được ăn với tương ớt và cơm. Quả non, chồi lá và hoa được dùng trong món cà ri ở Thái Lan.

Phương Lâm H+
Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Ung thư