Phụ nữ động kinh mang thai và sinh con cần lưu ý gì?

Khi mang thai, người bị động kinh không được tự ý bỏ thuốc chống động kinh

Mất kinh có phải do tác dụng phụ của thuốc động kinh?

Trẻ bị động kinh cần điều trị trong thời gian bao lâu?

Bệnh động kinh có tái phát trở lại không?

Rắc rối của trẻ tăng động khi ngủ

Trước khi mang thai

Để có những chuẩn bị tốt nhất cho ngày em bé chào đời thì khi chuẩn bị mang thai người bị động kinh nên chia sẻ và tìm sự tư vấn từ bác sỹ về các biện pháp chữa trị động kinh. Các cơn động kinh hay các loại thuốc đặt trị đều có thể gây hại cho thai nhi, thậm chí ngay từ khi thai nhi mới bắt đầu hình thành. Bác sỹ sẽ giúp mẹ kiểm tra các cơn co giật tiềm ẩn, đồng thời xác định nguy cơ ảnh hưởng của các thuốc động kinh đến thai nhi.

Nếu bạn chưa mang thai hoặc đang chuẩn bị có thai và nhiều năm không bị co giật thì hãy ngưng sử dụng các loại thuốc chữa động kinh. Thông thường, bác sỹ có thể cho phép bạn ngừng thuốc nếu bạn muốn có thai tối thiểu là 6 tháng trước khi mang thai. Đây là khoảng thời gian đủ để đưa ra những kết quả rõ ràng về ảnh hưởng của thuốc. Tuy nhiên, nếu trong lúc này cơ thể vẫn còn bị co giật thì người bệnh không nên ngưng thuốc.

Phụ nữ bị động kinh khi mang thai cần khám thai định kỳ

Trong khi mang thai

Trong điều kiện bắt buộc, các mẹ phải uống thuốc chống động kinh thì nên trao đổi với bác sỹ về việc sử dụng thuốc để giảm thiểu tối đa nguy cơ dị tật bẩm sinh cho trẻ. Bác sỹ có thể đổi loại thuốc điều trị, thay đổi liều lượng thuốc, xét nghiệm máu để theo dõi nồng độ các loại thuốc chống động kinh trong cơ thể vẫn ở mức an toàn. Ngoài ra, người mẹ động kinh khi mang thai cũng được chỉ định bổ sung acid folic và các vitamin để giảm thiểu nguy cơ xuất hiện di tật bẩm sinh với đứa con trong bụng. 

Sau khi sinh con

Sau khi chào đời, em bé có thể cần bổ sung thêm vitamin K trong một thời gian ngắn. Bởi một số thuốc chống động kinh có thể gây ra những rối loạn trong thành phần máu hay rối loạn máu tạm thời làm cho máu khó đông, trong khi vitamin K có tác dụng ngăn ngừa những rối loạn này. 

Sử dụng thuốc chống động kinh khá an toàn trong giai đoạn mẹ cho con bú. Tuy nhiên để phòng ngừa những rủi ro xảy ra, các mẹ nên tham khảo ý kiến bác sỹ để nhận được những lời khuyên hữu ích.

Bệnh nhân động kinh khi có thai, ngoài việc khám thai định kỳ như bình thường, thai phụ phải được siêu âm vào tháng 4 của thai kỳ để phát hiện sớm các dị tật (nếu có). Bên cạnh đó, để hạn chế tối đa các nguy cơ co giật trong trong khi sinh và nguy cơ tử vong cao của trẻ sơ sinh thì sản phụ cần được thực hiện ở những cơ sở sản khoa được trang bị tốt.

Mang thai và sinh con là một thiên chức cao cả của người phụ nữ, và với người mắc bệnh động kinh thì họ hoàn toàn có thể làm được điều này nếu kiểm soát tốt các cơn co giật. Trước khi có ý định mang thai thì phụ nữ cần lưu ý điều trị tốt bệnh theo chỉ định của bác sỹ, nghỉ ngơi, ăn uống và bổ sung vi chất cần thiết cho cơ thể.

Nhiều nghiên cứu cho thấy, trong não bộ của người mắc bệnh động kinh thường có sự thiếu hụt của chất dẫn truyền thần kinh ức chế GABA và mất cân bằng nồng độ của các ion Na+, K+ do khiếm khuyết ở các kênh vận chuyển trên màng tế bào. Do vậy, việc bổ sung thêm GABA cùng một số hoạt chất sinh học từ thiên nhiên như Câu đằngsẽ giúp an thần, trấn tĩnh và ổn định điện thế màng tế bào, góp phần tích cực để giảm đi những cơn co giật trong giai đoạn mang thai sắp tới.

Thùy Trang H+ 


Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Thần kinh