Bất ngờ với những lợi ích từ quả đậu bắp

Quả đập bắp có rất nhiều ích lợi

Đậu bắp giúp "cậu bé" hết ỉu xìu

Mùa thu, ăn đậu bắp để tránh bệnh hiểm nghèo

Ăn đậu bắp có tốt không?

Đậu bắp - lợi ích khó ngờ

Bệnh đái tháo đường đã cướp đi sinh mạng của 75.578 người Mỹ trong năm 2013. Năm 2014 có 8,5% số người lớn trên toàn thế giới bị bệnh này. Đến năm 2030, bệnh đái tháo đường có thể là nguyên nhân đứng thứ 7 gây tử vong.

Một số yếu tố làm tăng nguy cơ bị bệnh đái tháo đường, bao gồm tiền sử bệnh trong gia đình. Các yếu tố lối sống cũng đóng vai trò, vì vậy các bác sỹ thường khuyên nên thay đổi chế độ ăn uống và tập thể dục để giảm lượng đường trong máu.

Đậu bắp có thể giúp giảm đường huyết ở một số người bị đái tháo đường. Nghiên cứu về tác dụng của loại quả này vẫn còn trong giai đoạn đầu, nhưng kết quả cho thấy có nhiều triển vọng.

Đậu bắp là gì?

Cây đậu bắp phát triển mạnh ở vùng khí hậu ôn đới, ra hoa lớn giống như hoa dâm bụt và cuối cùng tạo thành những quả màu xanh lá cây. Đậu bắp là một thành viên của họ Bông bụp, bao gồm một số cây trồng phổ biến như dâm bụt, ca cao và bông.

Đậu bắp có tên khoa học là Abelmoschus esculentus, đậu bắp có thể đã được trồng từ năm 2000 trước CN ở Ai Cập.

Đậu bắp có vị nhạt, và toàn bộ quả có thể ăn được. Loại rau này cũng có một lịch sử lâu đời trong y học cổ truyền.

Trong Đông y, lá và quả đậu bắp được dùng làm thuốc giảm đau, làm ẩm, và để điều trị rối loạn tiết niệu. Trong y học Congo, đậu bắp được sử dụng để giúp dễ đẻ.

Đậu bắp giúp giảm các triệu chứng của bệnh đái tháo đường?

Bệnh đái tháo đường thường được quản lý tốt bằng cách tăng hormone insulin và các thuốc khác. Tuy nhiên, một số người bị đái tháo đường muốn tránh phải tiêm insulin thường xuyên. Một số khác bị tụt đường huyết và những tác dụng phụ khó chịu khác, và thuốc điều trị đái tháo đường không có tác dụng với tất cả các bệnh nhân.

Chưa có bằng chứng cho thấy đậu bắp có thể chữa khỏi bệnh đái tháo đường. Cho đến nay, các nghiên cứu về đậu bắp mới chỉ xem xét tác dụng trên động vật. Cơ thể con người cũng giống như động vật, nhưng không phải tất cả các nghiên cứu trên động vật đều đúng với người.

Tăng hấp thu đường  cơ

Một nghiên cứu năm 2005 được công bố trên tạp chí Planta Medica đã tìm hiểu công dụng của đậu bắp trên chuột bị đái tháo đường. Một chất có tên là myricetin có trong đậu bắp và một số loại thực phẩm khác, bao gồm rượu vang đỏ và trà.

Các nhà nghiên cứu đã phân lập myricetin từ đậu bắp, sau đó đưa nó vào chuột. Việc điều trị tăng hấp thu đường trong cơ của chuột, làm giảm lượng đường trong máu.

Một tổng kết năm 2012 trên tờ Food Science and Human Wellness đã điểm lại nhiều nghiên cứu khác trên động vật và trong phòng thí nghiệm liên hệ myricetin với giảm đường huyết. Nghiên cứu lập luận rằng myricetin cũng có thể làm giảm các yếu tố nguy cơ khác của bệnh đái tháo đường.

Giảm đỉnh đường huyết sau khi ăn

Một nghiên cứu năm 2011 công bố trên ISRN Pharmaceutics đã tìm thấy mối liên quan giữa đậu bắp và giảm đỉnh đường huyết sau khi ăn.

Các nhà nghiên cứu đã nuôi chuột bằng nước đường và tinh chất đậu bắp qua ống truyền. Những con chuột được nhận tinh chất đậu bắp giảm được đỉnh đường huyết trong máu sau khi ăn. Các tác giả nghiên cứu cho rằng nguyên nhân là do đậu bắp chặn hấp thu đường trong ruột.

Nghiên cứu cũng khám phá tương tác giữa đậu bắp và metformin, một thuốc có thể làm giảm đường huyết trong bệnh đái tháo đường type 2. Đậu bắp cũng giúp ngăn chặn hấp thu của metformin. Điều này cho thấy đậu bắp có thể làm giảm hiệu quả của metformin, và vì thế không nên ăn cùng lúc với thuốc.

Đường huyết thấp hơn

Một nghiên cứu năm 2011 được công bố trên tạp chí Journal of Pharmacy and Bioallied Sciences đã chỉ ra mối liên quan giữa ăn đậu bắp và đường huyết thấp hơn. Các nhà nghiên cứu để cho lượng đường trong máu của những con chuột bị đái tháo đường giữ nguyên trong 14 ngày. Sau đó, họ đã cho chuột ăn bột vỏ và hạt đậu bắp với liều lượng lên đến 2.000 mg/kg cân nặng.

Không thấy tác dụng độc liên quan với liều đậu bắp khá cao. Những con chuột ăn đậu bắp đã giảm lượng đường trong máu trong tới 28 ngày sau khi ăn đậu bắp. Nghiên cứu này kết thúc ở ngày thứ 28, vì vậy không rõ liệu tác dụng của đậu bắp đối với đường huyết có kéo dài hơn hay không.

Cân nhắc việc sử dụng đậu bắp

Có rất ít nghiên cứu về tác dụng phụ của đậu bắp, nhưng một số tác dụng phụ có thể xảy ra, bao gồm:

- Đậu bắp có thể làm cho thuốc metformin giảm hiệu quả.

- Đậu bắp chứa nhiều oxalat. Oxalat có thể làm tăng nguy cơ sỏi thận ở những người dễ bị sỏi thận.

- Đậu bắp có thể chứa vi khuẩn, thuốc trừ sâu và các chất nguy hiểm khác nếu không rửa kỹ. Không được ăn đậu bắp thối, đậu bắp đông lạnh đã quá hạn, hoặc đậu bắp chưa được rửa kỹ.

- Những người bị dị ứng đậu bắp không nên ăn đậu bắp. Những người bị dị ứng với các loại cây khác trong họ Bông bụp, như bụp giấm hay bông, cũng có thể bị dị ứng với đậu bắp.

Thành phần dinh dưỡng và những lợi ích khác của đậu bắp

Thậm chí nếu đậu bắp không hiệu quả trong bệnh đái tháo đường, đây vẫn là một thực phẩm an toàn cho người bị đái tháo đường. Một phần đậu bắp (100gr) chỉ chứa 30 calo, nhưng cung cấp rất nhiều lợi ích dinh dưỡng:

- Đậu bắp không chứa chất béo bão hòa hoặc cholesterol

- Đậu bắp rất giàu chất xơ, chứa 9% giá trị khuyến nghị hàng ngày (RDV).

- Đậu bắp chứa 8% RDV calci, 43% RDV mangan, 10% RDV sắt và đồng, và 44% RDV vitamin K.

Đậu bắp rất giàu các chất chống oxy hóa, bao gồm myricetin. Các chất chống oxy hóa có thể làm giảm stress oxy hóa , một quá trình phá hủy tế bào trong cơ thể. Stress oxy hóa đóng vai trò trong sự phát triển của bệnh đái tháo đường và các bệnh như:

- Bệnh Parkinson

- Bệnh Alzheimer

- Đục thủy tinh thể

- Thoái hóa hoàng điểm

- Bệnh tim và mạch máu

- Ung thư

Ngoài các lợi ích chống oxy hóa, đậu bắp cũng có thể làm giảm mệt mỏi. Một nghiên cứu năm 2015 trên tạp chí Nutrients thấy rằng các chất có trong hạt đậu bắp được gọi là polyphenol và flavonoid có thể làm giảm mệt mỏi.

Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Dinh dưỡng