Lựu có hương vị thơm ngon và giàu chất chống oxy hóa cần thiết cho sức khỏe
Bảo quản thế nào để rau củ luôn tươi ngon trong cả tuần?
Bà bầu nên uống nước ép lựu để nuôi dưỡng não bộ của con
Lý do tại sao đàn ông nên uống nước ép quả lựu
Ăn dứa đúng cách để tận hưởng những lợi ích sức khỏe tuyệt vời
Lợi ích sức khỏe tuyệt vời từ quả lựu
Nguồn vi chất dồi dào
Quả lựu có hàm lượng dinh dưỡng cao, giàu vitamin C, vitamin K, kali và nhiều vi chất khác… Ăn một quả lựu cung cấp khoảng 28mg vitamin C, tương đương 40% nhu cầu vitamin C khuyến nghị hàng ngày.
Khi được ép thành nước, một số chất dinh dưỡng như chất xơ, vitamin C trong lựu có thể bị hao phí. Tuy nhiên, hàm lượng kali trong nước ép lựu vẫn còn khá cao. Đây là vi chất đóng vai trò quan trọng với hệ thần kinh và sức khỏe tim mạch.
Giàu chất chống oxy hóa
Salad lựu và rau củ cung cấp đa dạng chất chống oxy hóa cho cơ thể
Các chất chống oxy hóa từ thực vật được coi là “vũ khí tự nhiên”, giúp trung hòa các gốc tự do trong cơ thể, từ đó phòng ngừa hiện tượng viêm và bảo vệ hệ miễn dịch. Nguồn vitamin C trong lựu có thể đem lại hiệu quả chống lão hóa với làn da và hỗ trợ tăng cường sức đề kháng.
Ngoài vitamin C, lựu còn chứa nhiều chất chống oxy hóa như tannin, flavonoid, anthocyanin và acid punicic. Một số nghiên cứu chỉ ra rằng, tiềm năng chống oxy hóa của nước ép lựu còn cao hơn cả rượu vang đỏ.
Giúp phục hồi sức khỏe sau tập luyện
Một số nghiên cứu chỉ ra rằng, nước ép lựu có thể hỗ trợ các vận động viên cử tạ, điền kinh phục hồi nhanh hơn, đồng thời giảm đau nhức cơ bắp sau khi luyện tập. Nguyên nhân được cho là nhờ hợp chất nitric oxide trong lựu có tác dụng làm giãn các mạch máu, từ đó thúc đẩy lưu thông máu đến toàn cơ thể.
Tốt cho chuyện phòng the
Nước ép lựu tốt cho sức khỏe sinh lý phái mạnh
Nghiên cứu của Đại học Queen Margaret (Anh) cho thấy, nước ép quả lựu có khả năng hỗ trợ cải thiện tăng ham muốn tình dục ở cả 2 giới. Người mắc bệnh rối loạn cương dương được khuyên bổ sung lựu vào chế độ dinh dưỡng hàng ngày để cải thiện “chuyện giường chiếu”.
Lưu ý khi ăn lựu
Lựu chứa vitamin K và kali, 2 vi chất có thể ảnh hưởng tới việc sử dụng thuốc chống đông máu, thuốc kháng vitamin K… Do đó, bệnh nhân sử dụng nhóm thuốc này cần tham khảo ý kiến bác sỹ trước khi thêm lựu hoặc nước ép lựu vào chế độ ăn uống.
Phần hạt của quả lựu giàu chất xơ, nhưng lại khó tiêu hóa với trẻ nhỏ chưa thể nhai nát hạt. Cha mẹ nên chế biến lựu thành nước ép để trẻ dễ sử dụng hơn.
Trong lựu chứa nhiều đường tự nhiên, do đó, người bệnh đái tháo đường hoặc cần kiểm soát đường trong chế độ ăn nên thận trọng khi sử dụng nước ép lựu.
Sử dụng quả lựu trong thực đơn hàng ngày
Cắt lựu theo đường phân tách múi tự nhiên của quả
Khi mua lựu, bạn nên chọn những quả to, tròn, cầm nặng tay, vỏ rám, sẽ cho hạt mọng nước hơn. Sau khi rửa sạch vỏ ngoài, hãy dùng dao cắt một đầu của quả lựu, rồi khứa vỏ thành từng phần theo múi quả. Như vậy, các hạt lựu sẽ được tách ra nguyên vẹn và dễ dàng hơn.
Vitamin K trong lựu tan trong chất béo, do đó, bạn có thể kết hợp lựu với sữa chua hoặc món salad để cơ thể hấp thụ các chất dinh dưỡng hiệu quả hơn. Những hạt lựu đỏ hồng cũng khiến món salad thêm hấp dẫn.
Ngoài món nước ép lựu, bạn có thể thêm hạt lựu vào sinh tố, hoặc làm nước uống vị lựu (infused water). Chỉ cần ngâm lựu cùng hoa quả, thảo mộc có mùi thơm (dâu tây, dưa chuột, bạc hà), bạn đã có một bình nước đẹp mắt và dễ uống.
Bình luận của bạn