Chế độ ăn Keto cung cấp nhiều chất béo cho cơ thể
Chế độ ăn kiêng Keto: Có nên ăn trái cây?
6 chất béo lành mạnh khi thực hiện chế độ ăn Keto
Lợi ích và tác hại của chế độ ăn Keto mà bạn nên biết rõ
Những tác hại của chế độ ăn keto: Bạn nên biết trước khi thực hiện
Là một bác sỹ chuyên khoa tiêu hóa và chuyên gia chăm sóc sức khỏe hàng đầu ở Mỹ, Marvin Singh luôn nhắc nhở mọi người rằng điều quan trọng nhất khi đánh giá tiềm năng của một chế độ ăn uống là liệu nó tác động như thế nào tới sự cân bằng hệ vi sinh vật đường ruột.
Chế độ ăn Keto là gì?
Chế độ ăn Keto tập trung vào việc tiêu thụ nhiều chất béo, protein vừa phải và hạn chế carbohydrate với mục đích chủ yếu là giảm cân. Theo đó, 75% lượng calorie hàng ngày là từ chất béo, 20% từ protein, 5% từ carbohydrate. Trong các hướng dẫn chế độ ăn Keto nói chung, bạn sẽ tiêu thụ những thực phẩm giúp cơ thể có được năng lượng từ việc đốt cháy chất béo ketone thay vì đường glucose. Điều này giúp duy trì đường huyết và insulin ở mức thấp, qua đó kích hoạt đốt cháy chất béo ketone.
Chế độ ăn này còn được cho là tốt cho bệnh nhân đái tháo đường, tốt cho tim mạch, tốt cho não bộ và hạ huyết áp ở những người tăng huyết áp.
Chế độ ăn Keto ảnh hưởng tới đường ruột như thế nào?
Nhiều người tin rằng chế độ ăn nhiều chất béo như Keto có thể làm giảm sự đa dạng của vi khuẩn trong ruột. Nhưng tới giờ các nghiên cứu khoa học vẫn chưa làm rõ điều này.
Một nghiên cứu gần đây cho thấy những bệnh nhân bị đa xơ cứng thường bị giảm nồng độ và sự đa dạng của một số microbiome/hệ vi sinh vật đường ruột. Khi những bệnh nhân này tiêu thụ chế độ ăn Keto, nồng độ microbiome lại giảm thêm, điều này không hề tốt cho sức khỏe tổng thể. Tuy nhiên, các bệnh nhân đã bắt đầu hồi phục sau 3 tháng thực hiện chế độ ăn Keto. Và sau 6 tháng Keto đều đặn, nồng độ của microbiome được cân bằng trở lại, có nghĩa là, trong một số trường hợp, Keto thực sự có thể là một công cụ giúp cân bằng hệ vi sinh vật đường ruột.
Một nghiên cứu khác cho thấy chế độ ăn Keto có thể thay đổi đáng kể các triệu chứng của bệnh động kinh và định hình lại hệ vi sinh vật đường ruột của trẻ mắc bệnh này. Các thí nghiệm trên động vật cho thấy chế độ ăn Keto có thể làm giảm một số triệu chứng thần kinh liên quan đến tự kỷ do thay đổi hệ vi sinh vật đường ruột.
Mặc dù vẫn có một số nghiên cứu trên người chứng minh tác động tiêu cực của chế độ ăn Keto đối với hệ vi sinh vật đường ruột, nhưng các nghiên cứu này có quy mô nhỏ và thực hiện trên các tình nguyện viên mắc các vấn đề về trao đổi chất, nên chưa thể khẳng định Keto không tốt cho đường ruột. Một điều vô cùng quan trọng nữa là cần phải xác định loại và nguồn chất béo nào đang được sử dụng trong một số nghiên cứu nhất định. Nhưng nhiều nghiên cứu không chỉ rõ điều này. Trên thực tế, việc sử dụng chất béo khác nhau có vai trò rất lớn, có thể làm thay đổi kết quả cuối cùng.
BS. Marvin Singh nhấn mạnh trong bất cứ chế độ ăn nào, việc lựa chọn chất béo có tác động quan trọng tới sức khỏe. Ví dụ, quả bơ, cá hồi và dầu olive đều là những nguồn chất béo chất lượng có thể giúp giảm viêm khắp cơ thể, kể cả trong ruột, trong khi chất béo từ thịt lợn và thịt chế biến có thể gây viêm và thúc đẩy chứng rò rỉ ruột. Vì vậy, khi áp dụng chế độ ăn Keto, hãy lắng nghe cơ thể để biết được bản thân có hợp với chế độ ăn đó hay không.
Bình luận của bạn