Quả sung có rất nhiều lợi ích sức khỏe
Ăn sung dễ "sướng"
Tăng huyết áp có nên dùng TPCN bổ sung kali?
6 lợi ích sức khỏe của rau cải xoong
Tinh dầu thì là - liệu pháp giảm cân, hỗ trợ tiêu hóa
Giữ ẩm cho da
Quả sung có thể giúp làn da của bạn trông trẻ trung và rạng rỡ hơn. Hàm lượng acid béo omega-3 cao giúp nuôi dưỡng da chống lại các dấu hiệu lão hóa, cũng như làm giảm sự mẩn đỏ do mụn gây ra. Các hợp chất chống viêm có trong quả sung giúp giữ ẩm cho làn da, bảo vệ cơ thể khỏi các bệnh về da thông thường.
Quả sung khô hay tươi đều có các hợp chất chống viêm giúp bảo vệ da
Hỗ trợ quá trình tiêu hóa và giảm cân
Quả sung giàu chất xơ, hỗ trợ cho quá trình tiêu hóa và quản lý sự giảm cân. Hàm lượng chất xơ cao giúp hấp thụ nước. Chính vì vậy ăn sung thường xuyên giúp bạn không bị táo bón, tăng cường nhu động ruột.
Một nghiên cứu được công bố trên Tạp chí của Hiệp hội Y học Mỹ cho thấy, những phụ nữ tăng lượng tiêu thụ chất xơ có thể làm giảm lượng năng lượng tiêu thụ mà không làm họ cảm thấy đói. Ficin, một loại enzyme có trong quả sung có thể chuyển hóa protein thành các acid amin, giúp hỗ trợ cho quá trình giảm cân.
Cơ thể chúng ta sử dụng các acid amin để xây dựng cơ bắp, chính vì vậy sung là một lựa chọn tuyệt vời cho những người đang muốn giảm cân mà vẫn giữ được cơ thể khỏe mạnh.
Sung giúp bạn giảm cân an toàn và lành mạnh
Chống ung thư không có tế bào hắc tố melanoma
Quả sung có chứa benzaldehyde (một thành phần hoạt chất trong nước ép sung) có khả năng chống ung thư. Một nghiên cứu năm 2012 cho thấy, quả sung có chứa các hợp chất có hoạt tính sinh học như phenol, coumarin, và các acid béo có thể có ích trong việc điều trị bệnh ung thư da không có tế bào hắc tố melanoma. Ngoài ra, coumarin trong quả sung cũng được sử dụng để chống ung thư da và ung thư tuyến tiền liệt.
Giúp hạ huyết áp
Quả sung rất giàu kali, một khoáng chất giúp kiểm soát huyết áp. Kali giúp kiểm soát các tác động tiêu cực mà natri (muối) gây ra lên huyết áp. Nhiều người không ăn đủ trái cây và rau quả (chứa nhiều kali) nhưng lại tiêu thụ một lượng lớn natri trong chế độ ăn hàng ngày. Tiêu thụ nhiều muối trong chế độ ăn sẽ làm tăng nồng độ natri trong máu, làm thận trữ nước gây tăng huyết áp.
Một nghiên cứu được tiến hành trên 2 nhóm người, một nhóm có chế độ ăn bình thường (ít trái cây, rau quả) và nhóm còn lại ăn trái cây và rau quả thay cho các bữa phụ trong ngày. Kết quả nghiên cứu cho thấy nhóm thứ 2 giảm 5,5 mmHg (huyết áp tâm thu) và 3 mmHg (huyết áp tâm trương).
Bình luận của bạn