Thay đổi lối sống giúp quản lý tốt bệnh đái tháo đường
Thiếu sữa cho con bú vì đái tháo đường thai kỳ
Thực đơn “low-carb” cho bệnh nhân đái tháo đường
Đái tháo đường type 1 và type 2 khác nhau như thế nào?
Tại sao người đái tháo đường nên ăn ớt chuông?
Duy trì trọng lượng ổn định có thể cải thiện mức độ đường máu, ngăn ngừa biến chứng. Hơn nữa, những người béo bụng dễ mắc đái tháo đường type 2 hơn những người béo đùi, hông, hoặc mông. Nếu vòng eo của bạn lớn hơn 86 cm với nữ và hơn 95 cm với nam, bạn nên giảm cân để quản lý bệnh hiệu quả hơn.
Tập thể dục
Khi hoạt động thể chất, chẳng hạn như đi bộ, sự co thắt của các cơ bắp sẽ thúc đẩy đường ra khỏi máu và vào trong các tế bào. Điều này tốt cho bệnh nhân đái tháo đường. Một số nghiên cứu cũng chỉ ra rằng, hiệu quả ổn định đường máu sẽ rõ rệt nếu bệnh nhân tham gia vào các bài tập có cường độ vừa phải, chẳng hạn như chạy bộ, tập tạ tay.
Kiểm soát ngừng thở khi ngủ
Ngưng thở khi ngủ, một bệnh lý liên quan đến hô hấp với triệu chứng điển hình là ngáy và ngủ nhiều vào ban ngày có mối liên hệ với đái tháo đường. Nghiên cứu còn cho thấy, những người mắc bệnh đái tháo đường type 2 và ngưng thở khi ngủ có nguy cơ tử vong cao hơn từ cơn đau tim và đột quỵ. Lượng đường trong máu của họ cũng biến động mạnh hơn trong khi ngủ so với những người có bệnh đái tháo đường nhưng không mắc hội chứng.
Trường hợp nghiêm trọng của ngưng thở khi ngủ có thể cần phải được điều trị bằng phẫu thuật hoặc sử dụng một thiết bị đặc biệt khi ngủ, những trường hợp ít nghiêm trọng có thể được quản lý bởi việc giảm cân.
Ngưng thở khi ngủ có mối liên hệ với đái tháo đường
Xoa dịu căng thẳng
Căng thẳng có thể làm cho lượng đường trong máu khó kiểm soát. Một số biện pháp như yoga, massage, nghe nhạc nhẹ có thể sẽ hữu ích cho người bệnh. Hơn nữa, giảm stress có thể giúp ngủ ngon hơn, mà thiếu ngủ lại có thể thể làm triệu chứng của đái tháo đường thêm trầm trọng.
Xem xét lại chế độ ăn uống của bạn
Chế độ ăn uống lành mạnh cho bệnh nhân đái tháo đường type 2 bao gồm các loại trái cây tươi và rau quả, ngũ cốc nguyên hạt, đậu, thịt nạc và sữa ít chất béo. Hãy đặc biệt cẩn thận với các loại thực phẩm có chỉ số glycemic cao (GI – chỉ số đường huyết), bởi chúng có thể ảnh hưởng đến nồng độ đường trong máu. Thực phẩm GI cao là cơm, bánh mỳ trắng, gạo trắng, khoai tây...
Bệnh nhân cũng cần hạn chế thức ăn nhanh. Trong một nghiên cứu 15 năm với sự tham gia của 3.000 người trưởng thành trẻ tuổi, những người ăn thức ăn nhanh nhiều hơn 2 bữa/tuần có nguy cơ cơ thể kháng lại với insulin (một yếu tố nguy cơ bệnh đái tháo đường) cao gấp 2 lần những người không ăn. Thêm vào đó, thức ăn nhanh giàu carbohydrate tinh chế, chất béo trans và natri, đặc biệt không tốt cho những người bị bệnh đái tháo đường type 2.
Ngoài ra, người bệnh cũng nên quan tâm tới việc sử dụng thực phẩm chức năng giúp ổn định đường huyết. Những sản phẩm này chắc chắn sẽ giúp bạn quản lý bệnh tốt hơn cũng như nâng cao chất lượng cuộc sống.
Bình luận của bạn