- Chuyên đề:
- Mất ngủ
Thiếu ngủ, mất ngủ ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe con người
Có nên dùng chung TPCN với thuốc chống trầm cảm, thuốc an thần?
Đêm ngắn lại để ngày dài và ý nghĩa hơn!
Giúp bạn ngủ đủ giấc mỗi ngày
Nữ lang - Thảo dược của những giấc mơ vàng
Có nhiều nguyên nhân gây bệnh
Thưa PGS.TS Cao Tiến Đức, rối loạn giấc ngủ là gì? Nó ảnh hưởng thế nào đến sức khỏe con người?
Rối loạn giấc ngủ là tình trạng mất ngủ, khó ngủ, ngủ không sâu giấc hoặc có những hiện tượng bất thường trong giấc ngủ… do các bệnh lý thực thể hoặc mà không tìm thấy yếu tố bệnh lý gây nên. Rối loạn giấc ngủ đa phần liên quan đến tình trạng căng thẳng, lo âu, trầm cảm và các bệnh rối loạn tâm thần… Tình trạng mất ngủ kéo dài làm bệnh nhân lo lắng, sợ hãi thậm chí trầm cảm và hậu quả là càng mất ngủ hơn. Không chỉ thế, rối loạn giấc ngủ còn có đặc điểm là dai dẳng, khó chữa và dễ tái phát.
Về mặt tinh thần, rối loạn giấc ngủ kéo dài có thể gây nên tình trạng stress, trầm cảm, suy nhược thần kinh... Về mặt thực thể, người bệnh có nguy cơ suy nhược cơ thể, rối loạn tiêu hóa, đái tháo đường, tăng huyết áp, suy tim… thậm chí có thể dẫn đến đột quỵ, đột tử…
Vậy, đâu là nguyên nhân gây nên tình trạng rối loạn giấc ngủ, thưa ông?
40% dân số thế giới có vấn đề về giấc ngủ trong một thời điểm nào đó của cuộc sống nhưng chỉ một phần rất nhỏ phải điều trị.
Các nghiên cứu gần đây cho thấy, rối loạn giấc ngủ xuất hiện ở 94% bệnh nhân stress; 84% bệnh nhân tâm thần phân liệt; 83% người nghiện rượu và 72% trường hợp trầm cảm… Ngoài ra, còn có các nguyên nhân khác như chế độ dinh dưỡng, lối sống, môi trường ngủ. Ví dụ, uống nhiều nước trước khi ngủ gây gián đoạn giấc ngủ do phải thức dậy đi tiểu nhiều lần. Việc sử dụng các chất kích thích như cà phê, nước chè, rượu… khiến giấc ngủ không sâu, hay thức giấc.
Khó điều trị, dễ tái phát
Làm thế nào để nhận biết chính xác một người ở tình trạng rối loạn giấc ngủ, thưa ông?
Có rất nhiều dấu hiệu cho thấy một người bị rối loạn giấc ngủ. Đó là: Khó đi vào giấc ngủ (trên 30 phút nằm trên giường mới có thể ngủ được), thức giấc sớm (trước 5 giờ và không ngủ lại được), hay thức giấc giữa đêm và khó ngủ lại… Nặng hơn là hầu như không thể chợp mắt suốt đêm. Ban ngày thì mệt mỏi, buồn ngủ, uể oải, hay cáu gắt… Nhưng, rối loạn giấc ngủ chỉ được ghi nhận là bệnh lý khi tình trạng này xuất hiện 2 - 3 lần/tuần và kéo dài 1 tháng. Khi đó, họ nên tìm đến chuyên khoa tâm thần - tâm lý học để được điều chỉnh giấc ngủ.
Vậy, việc điều trị như thế nào, thưa ông?
Việc điều trị cho người mất ngủ không khó, có thể không cần dùng thuốc mà chỉ thay đổi hành vi, lối sống là đã dễ dàng tìm lại được giấc ngủ. Với mỗi người, bác sỹ sẽ yêu cầu thay đổi lối sống và tùy trường hợp sẽ có thuốc (dạng nhẹ) phụ trợ để có giấc ngủ ngon hơn.
Khuyến nghị thời gian ngủ cho từng độ tuổi
Tuy nhiên, nhiều nghiên cứu cho thấy, rối loạn giấc ngủ thường gặp ở người trẻ mà nguyên nhân chính là do stress. Đó là do người trẻ có nhiều nhu cầu trong cuộc sống, cộng với lối sống thiếu khoa học: Thức đêm làm việc, xem phim khuya, sử dụng chất kích thích… khiến họ phải đối mặt nhiều hơn với stress và làm trầm trọng tình trạng mất ngủ. Việc điều chỉnh rối loạn giấc ngủ ở người trẻ không khó - chỉ cần điều chỉnh về lối sống, nhưng dễ tái phát vì họ không kiểm soát được những áp lực, căng thẳng, stress do công việc và nhu cầu cuộc sống mang lại.
PGS.TS Cao Tiến Đức: "Chúng ta cần ngủ một giấc đủ dài sao cho không cảm thấy buồn ngủ giữa ban ngày"
Vậy, người trẻ cần điều chỉnh lối sống như thế nào để có giấc ngủ ngon?
Rất đơn giản. Đó là, lập thói quen ngủ và thức dậy cùng một giờ hàng ngày; Có chế độ dinh dưỡng hợp lý; Tránh các chất kích thích như trà, cà phê, rượu hay các gia vị cay nắng trong bữa ăn; Đảm bảo môi trường ngủ thoải mái; Đảm bảo thời gian thư giãn trước khi ngủ…
Cảm ơn những chia sẻ hữu ích của ông!
Bình luận của bạn