Rối loạn tiêu hóa là một trong những bệnh lý rất hay gặp ở trẻ nhỏ
Nên làm gì khi trẻ hay rối loạn tiêu hóa?
Nắng nóng trẻ lại ồ ạt nhập viện vì rối loạn tiêu hóa
Chữa rối loạn tiêu hóa ở trẻ theo Đông y
Bộ Y tế yêu cầu báo cáo vụ chẩn đoán "rối loạn tiêu hóa", thai nhi tử vong
Nói một cách đơn giản, rối loạn tiêu hóa là tình trạng co bóp bất thường của hệ thống tiêu hóa mà ở đây chính là rối loạn chức năng của dạ dày. Các dấu hiệu chứng tỏ trẻ đang gặp phải tình trạng này chính là có cảm giác buồn nôn, nôn khi trẻ nhìn thấy thức ăn và tiêu chảy. Ngoài ra, các triệu chứng như: Khó chịu vùng bụng, đầy hơi, ợ hơi, xì hơi cũng đươc coi là các dấu hiệu điển hình của rối loạn tiêu hóa.
Ban đầu, rối loạn tiêu hóa chỉ khiến trẻ trở nên biếng ăn, kém hấp thu dưỡng chất, nhanh mất sức và thường xuyên mỏi mệt. Tuy nhiên, nếu để tình trạng trở nên nặng hơn với triệu chứng tiêu chảy kéo dài, cơ thể sẽ thiếu trầm trọng các dưỡng chất cần thiết cho sự phát triển và hoạt động của các bộ phận trong cơ thể. Điều này làm cho trẻ kém phát triển thể chất (điển hình là trẻ tăng chiều cao chậm, không lên cân hoặc thậm chí là giảm đi) và trí tuệ (thiếu tập trung, giảm sự nhạy bén tư duy não bộ).
Nguyên nhân gây ra rối loạn tiêu hóa rất đa dạng, nó có thể xuất phát từ các bệnh lý của cơ thể, thay đổi và chế độ ăn không hợp lý, dùng một số loại thuốc đặc hiệu gây ra tác dụng phụ… Việc sàng lọc nguyên nhân để tìm ra phương pháp cụ thể không phải là một điều dễ dàng với các ông bố bà mẹ. Trước mắt các bậc phụ huynh chỉ có thể thử áp dụng thay đổi chế độ ăn uống của trẻ - chiếm đến 50% nguyên nhân gây ra rối loạn tiêu hóa.
Trẻ bị tiêu chảy là dấu hiệu điển hình của rối loạn tiêu hóa
Bữa ăn phải đảm bảo hai tiêu chí: Phù hợp với khẩu vị của trẻ nhưng vẫn phải đảm bảo chất lượng trong việc đa dạng các loại thực phẩm. Bạn có thể trực tiếp hỏi trẻ thích ăn những món ăn gì, có chứa các loại thực phẩm nào và có vị ra sao. Song song đó, cần khôn khéo tham khảo cách chế biến kết hợp loại thực phẩm trẻ thích với nhiều loại thực phẩm bổ dưỡng khác.
Điều này góp phần giúp trẻ được cung cấp đầy đủ chất đạm, chất đường bột, chất béo, các loại vitamin và khoáng chất. Cũng nên lưu ý, tốt nhất không ép trẻ em vì gây ra các áp lực tâm lý chỉ khiến cho tình trạng trở nên nghiêm trọng và làm trẻ càng sợ hãi với việc ăn uống hơn.
Trong khi đó, một nguyên nhân rất quan trọng khiến trẻ bị rối loạn tiêu hóa là sự mất cân bằng men vi sinh đường ruột. Thiếu sự hoạt động linh hoạt của các men vi sinh (còn được gọi là các probiotic) khiến thức ăn khó được tiêu hóa toàn bộ, tạo đà cho sự phát triển của một số loại vi khuẩn có hại phát triển gia tăng số lượng.
Hiện nay, probiotic có thể bổ sung một cách tự nhiên bằng cách bao gồm sữa chua trong chế độ dinh dưỡng mỗi ngày của trẻ. Đặc biệt, bạn cũng có thể tham khảo cho trẻ dùng một số thực phẩm chức năng có tác dụng bổ sung probiotic kết hợp với nhiều vitamin và khoáng chất cần thiết cho một sức khỏe phát triển toàn diện.
M. Hiếu H+
Bình luận của bạn