Béo phì có thể dẫn tới nhiều hệ lụy cho sức khỏe
Béo phì làm giảm chất xám trong não
7 vấn đề sức khỏe mà trẻ béo phì có thể gặp phải
13 loại ung thư có liên quan đến thừa cân, béo phì
Béo phì làm tăng nguy cơ bệnh mạch vành, thiếu máu cơ tim ở người trẻ
Nghiên cứu được dẫn đầu bởi Cao đẳng Hoàng gia London (Anh) và công bố trên Tạp chí Nature. Các nhà khoa học đã phân tích dữ liệu về chiều cao, cân nặng của hơn 112 triệu người trưởng thành trên khắp khu vực thành thị và nông thôn của 200 quốc gia, vùng lãnh thổ từ năm 1985 - 2017.
Chiều cao và cân nặng có thể được sử dụng để tính toán BMI, đây là thang đo được quốc tế công nhận để cho biết một cá nhân có cân nặng lành mạnh so với chiều cao của họ hay không.
Nghiên cứu bao gồm một mạng lưới hơn 1.000 nhà khoa học trên khắp thế giới cho thấy: Từ năm 1985 đến 2017, BMI tăng trung bình 2,0kg/m2 ở nữ giới và 2,2kg/m2 ở nam giới trên toàn cầu, tương đương với mỗi người trưởng thành nặng hơn từ 5 - 6kg. Hơn một nửa sự gia tăng toàn cầu trong 33 năm này là do sự gia tăng chỉ số BMI ở khu vực nông thôn.
Ở một số nước thu nhập thấp và trung bình, khu vực nông thôn chiếm tới hơn 80% mức tăng
Nhóm nghiên cứu nhận thấy rằng từ năm 1985, chỉ số BMI trung bình ở khu vực nông thôn đã tăng 2,1kg/m2 ở cả hai giới. Nhưng ở các thành phố, mức tăng lần lượt chỉ là 1,3kg/m2 ở nữ giới và 1,6kg/m2 ở nam giới.
Xu hướng này đã dẫn đến những thay đổi nổi bật của BMI theo địa lý trong ba thập kỷ. Năm 1985, nữ và nam giới thành thị ở hơn ¾ quốc gia có chỉ số BMI cao hơn so với những người ở nông thôn. Theo thời gian, khoảng cách giữa BMI ở thành thị và nông thôn ở nhiều quốc gia này đã giảm hoặc thậm chí đảo ngược.
GS. Majid Ezzati tới từ Trường Y tế Công cộng (Anh) giải thích: “Kết quả của nghiên cứu khổng lồ này đã đảo ngược nhận thức thường thấy rằng những người sống ở thành phố là nguyên nhân chính của sự gia tăng béo phì trên toàn cầu. Nó buộc chúng ta phải suy nghĩ lại về cách giải quyết vấn đề sức khỏe này”.
Nhóm nghiên cứu đã tìm thấy sự khác biệt quan trọng giữa các quốc gia có thu nhập cao, trung bình và thấp. Ở các nước thu nhập cao, BMI thường cao hơn ở khu vực nông thôn kể từ năm 1985, đặc biệt là đối với nữ giới. Điều này có thể do những người sống ở nông thôn có điều kiện sống thấp hơn so với thành thị, bao gồm: Thu nhập và giáo dục thấp hơn; Ít được tiếp cận với thực phẩm lành mạnh và những thực phẩm này cũng có giá thành cao hơn; Ít cơ sở giải trí và thể thao hơn.
“Các cuộc thảo luận về sức khỏe cộng đồng có xu hướng tập trung nhiều hơn vào các khía cạnh tiêu cực của cuộc sống nơi thành thị. Trên thực tế, cư dân thành thị có nhiều cơ hội tìm hiểu và tiếp cận nguồn dinh dưỡng tốt hơn, họ cũng được tập thể dục, giải trí nhiều hơn giúp cải thiện sức khỏe tổng thể mà cư dân nông thôn khó có thể có được”, GS. Ezzati cho hay.
Trong khi đó, khu vực nông thôn ở các nước thu nhập thấp và trung bình đã có sự thay đổi tích cực so với trước đây: Thu nhập cao hơn, cơ sở hạ tầng tốt hơn, nông nghiệp được cơ giới hóa, tỷ lệ người sử dụng xe hơi ngày càng tăng… tất cả đều mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe, nhưng cũng dẫn đến việc tiêu hao năng lượng cơ thể thấp hơn. Họ có xu hướng tiêu thụ nhiều thực phẩm hơn, đặc biệt là các thực phẩm chế biến và chất lượng thấp. Tất cả những yếu tố này góp phần làm chỉ số BMI tăng nhanh ở khu vực nông thôn.
Một ngoại lệ của xu hướng toàn cầu là khu vực châu Phi hạ Sahara: Nữ giới thành thị tăng cân nhanh hơn, có thể là do tính chất công việc tiêu hao năng lượng thấp hơn (như công việc văn phòng), họ ít phải thực hiện các công việc nặng nhọc như lấy củi hay lấy nước, không phải đi lại nhiều và tiếp cận nhiều với thực phẩm chế biến.
Dữ liệu về BMI ở cư dân nông thôn và thành thị:
- BMI của nữ giới ở 12 quốc gia châu Âu (Hy Lạp, Tây Ban Nha, Litva, Cộng hòa Séc, Italia, Bồ Đào Nha, Serbia, Pháp, Malta) và châu Á Thái Bình Dương (Nauru, Singapore và Nhật Bản) giảm nhẹ trong giai đoạn năm 1985 - 2017. Trong khi đó, chỉ số BMI của nữ gưới Ai Cập và Honduras đã tăng hơn 5kg/m2.
- BMI của nam giới tăng ở mọi quốc gia, mức tăng lớn nhất ở Saint Lucia, Bahrain, Peru, Trung Quốc, Cộng hòa Dominican và Mỹ với hơn 3,1kg/m2.
- Nữ giới ở nông thôn Bangladesh có chỉ số BMI thấp nhất được ghi nhận trong nghiên cứu năm 1985, ở mức 17,7kg/m2. Cũng vào năm này, nam giới sống ở vùng nông thôn Ethiopia có chỉ số BMI thấp nhất, ở mức 18,4kg/m2.
- Nữ giới thành thị ở lãnh thổ Samoa thuộc Mỹ có chỉ số BMI cao nhất được ghi nhận, ở mức 35,4kg/m2 trong năm 2017. Nam giới ở nông thôn vùng này có mức tăng cao nhất, ở mức 34,6 kg/m2 trong năm 2017.
- Năm 2017, nam và nữ giới ở vùng thành thị châu Phi hạ Sahara nặng hơn so với những người sống ở nông thôn với một sự chênh lệch rất lớn, đặc biệt là phụ nữ ở các quốc gia Tây Phi như Nigeria, Burkina Faso, Togo và Ghana.
- Nữ giới ở vùng nông thôn ở các quốc gia Trung và Đông Âu nặng hơn so với nữ giới thành thị với sự chênh lệch lớn nhất, khoảng 1kg/m2 trở lên ở Belarus, Cộng hòa Séc và Latvia. Khoảng cách này vẫn không thay đổi nhiều kể từ năm 1985.
- Đối với nam giới nông thôn, sự chênh lệch lớn nhất của BMI nông thôn so với BMI thành thị là ở Thụy Điển, Cộng hòa Séc, Ireland, Australia, Áo và Mỹ, tất cả đều có BMI ở nông thôn cao hơn 0,35 kg/m2 so với BMI ở thành thị.
Bình luận của bạn