Sự nóng lên toàn cầu làm gia tăng các bệnh do thiếu dinh dưỡng

Nóng lên toàn cầu, là hiện tượng nhiệt độ trung bình của không khí và các đại dương trên Trái Đất tăng lên

Biến đổi khí hậu làm cá nhiễm thủy ngân nhiều hơn

Hậu quả kinh hoàng của biến đổi khí hậu: Gây vô sinh nam?

Biến đổi khí hậu đang "hoành hành" khủng khiếp thế nào trên khắp thế giới?

Thiên nhiên nổi giận

Trước đây, nhiều tài liệu đã cho thấy bằng chứng rõ ràng rằng sự nóng lên toàn cầu sẽ gián tiếp làm tăng số lượng người bị thiếu dinh dưỡng, do suy giảm năng suất cây trồng và mất an ninh lương thực. Nghiên cứu mới của nhà khoa học Yuming Guo đến từ Trường Y tế Công cộng và Y học Dự phòng (thuộc Đại học Monash, Australia) lần đầu tiên phân tích mối liên hệ giữa tiếp xúc với nhiệt độ cao và sự gia tăng các bệnh thiếu dinh dưỡng.

Nhóm nghiên cứu đã phân tích 80% dữ liệu nhập viện hàng ngày để điều trị bệnh thiếu dinh dưỡng ở Brazil từ năm 2000 - 2015, để tìm ra mối liên hệ với nhiệt độ trung bình hàng ngày.

Các nhà nghiên cứu nhận thấy rằng nhiệt độ trung bình hàng ngày trong mùa nóng cứ tăng 1°C, thì số ca nhập viện vì thiếu dinh dưỡng tăng 2,5%.

“Mối liên quan giữa tăng nhiệt độ và nhập viện vì thiếu dinh dưỡng là lớn nhất đối với những người trên 80 tuổi và từ 5 đến 19 tuổi”, các nhà nghiên cứu cho hay, “Chúng tôi ước tính rằng 15,6% các trường hợp nhập viện vì các bệnh thiếu dinh dưỡng là do tiếp xúc với nhiệt độ cao trong thời gian nghiên cứu”.

Nghiên cứu cho biết thêm rằng nhiệt độ tăng có thể gây bệnh thiếu dinh dưỡng thông qua một số cách, như:

- Giảm sự thèm ăn

- Kích động uống nhiều rượu

- Giảm động lực hoặc khả năng mua thực phẩm và nấu ăn

- Làm trầm trọng thêm tình trạng thiếu dinh dưỡng, dẫn đến nhập viện

- Làm suy giảm sức khỏe ở những người bị suy yếu tiêu hóa và hấp thu bằng cách tăng tỷ lệ mắc bệnh đường tiêu hóa

- Làm suy yếu khả năng điều hòa thân nhiệt

Báo cáo này đã được công bố trên Tạp chí PLOS Medicine, nhấn mạnh vấn đề thiếu dinh dưỡng đang gia tăng là do hậu quả của sự nóng lên toàn cầu.

Báo cáo này nêu rõ: “Biến đổi khí hậu là một trong những mối đe dọa lớn nhất đối với nạn đói và thiếu dinh dưỡng, đặc biệt là ở các nước thu nhập thấp và trung bình. Người ta ước tính rằng biến đổi khí hậu sẽ làm giảm 3,2% tổng lượng lương thực toàn cầu và do đó gây ra khoảng 30.000 ca tử vong liên quan đến thiếu cân vào năm 2050. Có thể suy đoán rằng sự thay đổi khí hậu không chỉ làm tăng tỷ lệ thiếu dinh dưỡng ở các khu vực bị ảnh hưởng nhất trên toàn cầu, mà còn làm suy giảm khả năng thích ứng với nhiệt độ tăng dự kiến ​​của mỗi người”.

Các bệnh thiếu dinh dưỡng thường gặp nhất hiện nay là: Thiếu vitamin A gây bệnh quáng gà, bệnh khô mắt có thể dẫn tới mù lòa; Thiếu vitamin B1 gây bệnh tê phù; Thiếu vitamin D gây bệnh còi xương; Thiếu iod gây bệnh bướu cổ và đần độn; Thiếu sắt gây bệnh thiếu máu; Thiếu calci gây bệnh xốp xương ở người cao tuổi, dẫn đến dễ bị gãy xương...
Biết Tuốt H+ (Theo PLOS Medicine)
Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Dinh dưỡng