Hóa chất trong nến thơm có gây nguy hại tới sức khỏe của bạn?

Nến thơm là loại nến tỏa mùi hương khi được đốt và thành phần chủ yếu là sáp nến trộn với dầu thơm.

Tự làm nến sáp ong đuổi muỗi đơn giản không ngờ

Nến thơm mùi chanh có thể gây ung thư

Vẫn phát hiện acid oxalic và formaldehyde trong thực phẩm làm từ gạo

Mỹ thu hồi thuốc trị đái tháo đường do chứa chất gây ung thư

Cụ thể, nhà độc chất học Yvonnne Burkart đã gây sốt trên TikTok khi cô ấy chia sẻ 5 lý do cô không đốt nến, đặc biệt là nến thơm làm bằng sáp rẻ tiền. Bởi vì chúng thải ra không khí các hóa chất gây ung thư gồm formaldehyde và benzen. Điều này không chỉ góp phần gây ô nhiễm không khí trong nhà mà còn có thể làm rối loạn nội tiết tố của cơ thể và gây khó chịu cho những người bị dị ứng.

Yvonnne Burkart - nhà độc chất học đã gây sốt trên TikTok khi chia sẻ 5 lý do cô không đốt nến.

Yvonnne Burkart - nhà độc chất học đã gây sốt trên TikTok khi chia sẻ 5 lý do cô không đốt nến.

Theo các nhà độc chất học và các bác sĩ về phổi tại Mỹ, mặc dù một vài thông tin của Burkart là đúng về mặt kỹ thuật, nhưng lượng hóa chất do nến thơm giải phóng sẽ không gây hại cho cơ thể của bạn.

Một nghiên cứu năm 2021 mà Burkart trích dẫn trong video của cô cho thấy nến làm từ dầu cọ, mỡ động vật và parafin thải ra benzen và formaldehyde, hai hóa chất mà Mỹ công nhận là gây ung thư.

Nhưng Hans Plugge, một nhà nghiên cứu về độc chất làm việc tại công ty tư vấn Safer Chemical Analytics cho biết, lượng formaldehyde do nến thải ra không đủ để gây ung thư.

Formaldehyde được tìm thấy tự nhiên trong trái cây, rau, sữa và thịt. Theo Hans Plugge và Viện Ung thư Quốc gia Hoa Kỳ, chỉ những động vật trong phòng thí nghiệm và những người làm công việc tiếp xúc với một lượng lớn formaldehyde mới bị ung thư do tiếp xúc với hóa chất.

"Bạn đã ăn hoặc tiêu hóa những chất sinh ung thư và không bị ung thư. Vì vậy nếu bạn liên tục tiếp xúc với lượng formaldehyde rất thấp, bạn có thể sẽ không bị bất kỳ ảnh hưởng nào”, ông Plugge nói.

Bên cạnh đó, Burkart cũng cho biết nến thơm giải phóng "hương thơm độc hại" có thể gây ung thư và phá vỡ nội tiết tố của cơ thể. Cô đã đưa ra 1 bài khảo sát nhưng trong bài khảo sát này, không tìm thấy bằng chứng chỉ ra nến thơm giải phóng những loại hóa chất kể trên.

Tiến sĩ Sobia Farooq, bác sỹ chuyên khoa Phổi tại Phòng khám Cleveland cho biết, một số nghiên cứu chỉ ra hydrocarbon có thể gây hại cho những người mắc bệnh ung thư bàng quang hoặc bệnh phổi mạn tính. Nhưng đại đa số người Mỹ không cần lo lắng về nến thơm mùi hương gỗ thông .

Burkart đề xuất đun sôi các loại gia vị và thực vật có mùi thơm thay vì sử dụng nến thơm.

Burkart đề xuất đun sôi các loại gia vị và thực vật có mùi thơm thay vì sử dụng nến thơm.

 

Trong video TikTok, thay vì đốt nến, Burkart đề xuất đun sôi các loại gia vị và thực vật có mùi thơm thay vì sử dụng nến thơm. Nhưng Hans Plugge cho biết phương pháp thay thế này có thể gây khó chịu cho những người bị dị ứng. Hóa chất trong quế và vỏ cam xuất hiện trong danh sách các chất tạo mùi phổ biến gây dị ứng của Cục quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Mỹ (FDA).

“Việc nấu ăn trong nhà góp phần gây ô nhiễm không khí có mối liên hệ chặt chẽ với bệnh hô hấp hơn so với nến thơm”, theo bác sĩ Sobia Farooq.

Bác sĩ Farooq cho biết mặc dù các nhà nghiên cứu về phổi suy đoán sáp paraffin (chủ yếu được sử dụng trong nến rẻ tiền) có thể thải ra nhiều hóa chất nguy hiểm hơn trong không khí, nhưng những tuyên bố này chưa được chứng minh là có ảnh hưởng xấu đến sức khỏe. Vì vậy bạn chỉ cần chú ý đến việc đầu tư vào nến chất lượng cao và giữ chúng ở những nơi thông thoáng.

 

Cách đốt nến an toàn

Theo các chuyên gia, nên sử dụng nến thực vật hoặc sáp ong với bấc không chứa kim loại, nên đốt ở khu vực thông gió, đốt trong thời gian ngắn.

Bất kể bạn đang dùng loại nến nào, hãy nhớ các mẹo sau để giúp nến cháy lâu hơn, sạch hơn, ít khói và bụi bẩn hơn.

- Cắt bấc xuống còn 1/8 và chỉ đốt trong vài giờ mỗi lần. Việc cắt tỉa bấc sẽ giúp giảm muội than.

- Đốt trong phòng thông gió tốt, nhưng không có gió lùa, nếu không nến sẽ cháy quá nhanh và không đều.

- Dùng dụng cụ tắt nến để dập tắt ngọn nến hoặc thổi tắt ở bên ngoài để ngăn muội than và khói bay trong nhà.

Việt An (Theo Insider)
Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Khỏe đẹp