Sữa thực vật có thể thay thế sữa động vật?

Vitamin B, acid folic có trong sữa đậu nành rất bổ máu và có tác dụng làm đẹp da (Ảnh: Nguồn Internet)

11 điều phải tránh khi uống sữa đậu nành

Quán sữa đậu nành, tào phớ đẹp-ngon-rẻ

Vừa ra tù, ông lão đã tiếp tục làm sữa giả

Da sáng, dáng đẹp với món sữa gạo tự làm

Sữa đậu nành là loại sữa thực vật được lựa chọn phổ biến nhất hiện nay, được chế biến từ đậu nành xay, có vị ngọt tự nhiên, không đường và có hương vị giống như chocolate và vani. Đây là loại sữa giàu chất đạm có thể dùng thay cho sữa bò, nhưng lại chứa ít calci. Sữa đậu nành là một sản phẩm tự nhiên không chứa chất béo, với 54 calo/100ml sữa đậu nành.
Loại sữa thực vật này cũng có chứa protein, calci, vitamin A và D, có tác dụng làm giảm LDL cholesterol (cholesterol xấu) và làm tăng hàm lượng HDL cholesterol (cholesterol tốt). Vitamin B, acid folic có trong sữa đậu nành rất bổ máu và có tác dụng làm đẹp da. Các nghiên cứu cho thấy các isoflavone trong mầm đậu nành rất có ích trong việc ngăn ngừa bệnh tim. Uống 10mg isoflavone đậu nành mỗi ngày có thể làm giảm 25% tái phát ung thư vú. 
Tuy nhiên, chuyên gia dinh dưỡng Elisabetta Politi tại Đại học Duke (Mỹ) khuyến cáo chỉ nên uống sữa đậu nành ở mức độ vừa phải và những người mắc chứng khó tiêu thì cần thận trọng khi chọn sữa đậu nành vì nó có thể gây đầy bụng.
Sữa hạnh nhân
Sữa hạnh nhân có ít protein hơn nhiều so với sữa bò và sữa đậu nành, nhưng nó có hương vị dễ chịu và kết cấu kem tương tự như sữa bò. Sữa hạnh nhân có khoảng 1/3 lượng calo như sữa 2%. Loại sữa này chứa ít calorie hơn sữa đậu nành, không có chất béo bão hòa hoặc cholesterol, cung cấp 25% nhu cầu vitamin D và gần 50% nhu cầu vitamin E mà cơ thể cần mỗi ngày. Tuy nhiên, sữa hạnh nhân lại ít đạm. Nên bổ sung thêm lượng đạm cho cơ thể khi thường xuyên dùng sữa hạnh nhân. Đặc biệt với những người đang ăn kiêng có thể pha sữa hạnh nhân với cà phê hoặc ngũ cốc khi dùng.
Một cốc sữa hạnh nhân chỉ chứa 60 calo, cùng một lượng đáng kể vitamin E, có thuộc tính chống oxy hóa giúp ngăn ngừa ung thư và làm chậm các dấu hiệu lão hóa. Hơn thế, nó có hàm lượng natri rất thấp, giàu acid béo omega giúp cơ thể kiểm soát huyết áp và ngăn ngừa các bệnh tim mạchTuy nhiên sữa hạnh nhân không có một số vitamin, khoáng chất và acid béo thiết yếu. Chính do điều này, sữa hạnh nhân không phải là một lựa chọn thích hợp cho trẻ sơ sinh. 
Sữa hạnh nhân có thể giúp phòng ngừa bệnh tim (Ảnh: Nguồn Internet)
Nước cốt dừa
Nước cốt dừa là sản phẩm thay thế gần nhất với sữa do kết cấu giống sữa nguyên chất. Nó có lượng chất béo tương đối cao, với khoảng 5gr chất béo bão hòa trong mỗi khẩu phần. Nước cốt dừa cùng với hầu hết các loại sữa từ hạt làm tăng hương vị hấp dẫn của các món nướng. Nước cốt dừa thường là một lựa chọn tốt cho những người bị dị ứng thực phẩm. Tuy nhiên, nước cốt dừa không thể so sánh được với lượng dinh dưỡng trong sữa. Một khẩu phần (một cốc) nước cốt dừa có chứa 80calo, 1gr protein và 100mg calci, trong khi 1 cốc sữa 1% sữa có khoảng 100calo, 8gr protein và 300mg calci.
Sữa gạo
So với sữa bò, sữa gạo có hàm lượng glucid cao nhưng lại có ít protein hơn. Sữa gạo chứa khá nhiều nước nên nó ít được dùng trong nấu ăn và nướng bánh. Loại sữa này tuy không chứa nhiều chất đạm, vitamin và calci nhưng là loại sữa ít gây dị ứng nhất, phù hợp với những người không dung nạp lactose (một loại đường trong sữa), còn gọi là dị ứng sữa.
Sữa gạo là loại sữa ít gây dị ứng nhất (Ảnh: Nguồn Internet)
Sữa gai dầu
Sữa gai dầu cũng là một lựa chọn tốt cho những người bị dị ứng với đậu nành, các loại hạt và gluten. Ngoài ra nó có hạn sử dụng lâu hơn sữa bò nên bạn có thể dễ dàng bảo quản. Nó được làm từ hạt cây gai dầu đã bỏ vỏ, nước và các chất làm ngọt. Nó có chứa protein và chất béo nhưng lại ít calci.
Đỗ Ngoan H+ (Tổng hợp)
Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Khỏe đẹp