Điều trị viêm mũi xoang ở trẻ có cần dùng kháng sinh không?
Nhiều TPCN chứa chất cấm vẫn được bày bán
Hoa mắt chóng mặt có liên quan đến bệnh tim?
Bệnh viện Hữu Nghị tổ chức "Ngày hội chăm sóc sức khỏe cho bệnh nhân đái tháo đường"
Cách xử trí khi người thân đột quỵ
Có rất nhiều người vì tính chất công việc, học hành, xem bóng đá… nên thường hay thức khuya, thức thì đói bụng nên việc ăn khuya hầu như không tránh khỏi. Có người ăn khuya vì cần thiết, có người chỉ vì thèm, thích…; thật ra, ăn khuya là cần thiết nếu đó là nhu cần thật sự và là nguy cơ nếu ta lạm dụng.
Thức khuya, dù chỉ ngồi yên hay hoạt động nhẹ, chúng ta đều sử dụng nhiều năng lượng hơn khi ngủ. Thường cứ khoảng 3 - 4 tiếng đồng hồ ta lại cần một ít thức ăn để bổ sung năng lượng cho cơ thể, nếu không ăn thêm, lượng đường trong máu sẽ giảm và cảm thấy đói bụng. Có những người ăn chiều sớm (khoảng 5 - 6 giờ) khi thức đến 23 – 24 giờ là đã thấy đói.
Bữa ăn khuya phụ trợ này lại đặc biệt cần thiết cho người gầy muốn lên cân hay giữ cân nặng. Khi đó, bạn hãy cung cấp năng lượng và dưỡng chất cho cơ thể với bữa ăn khuya nhiều nhóm thực phẩm bột đường, đạm, béo. Ăn như một bữa cơm chính lúc này thì hơi nặng, một tô cháo thịt gà hay tô mì gói thêm ít thịt bò xào, chén súp cua… là lý tưởng; một chén cơm chiên trứng hay một cái bánh bao, bánh bông lan, một ly sữa … nên chuẩn bị sẵn để việc thay đổi món nhanh chóng và tiện lợi. Cần lưu ý, ăn khuya “hoành tráng” và thường xuyên sẽ khiến bạn có nguy cơ bị chứng béo bụng, ăn khuya rồi đi ngủ thì dễ dư thừa năng lượng và mỡ sẽ tích lũy lại trong cơ thể, gây tăng cân không mong muốn. Đồng thời, ăn khuya quá no sẽ gây buồn ngủ, hoặc nếu đi ngủ liền cũng gây tức bụng khó chịu.
Nếu bạn không đói lắm, không muốn tăng cân, có thể ngủ liền sau khi thức đến 24g thì không cần ăn gì cả, uống chút nước lọc là được. Còn người thừa cân, béo phì, người không muốn lên cân nếu thấy đói bụng quá, bị cồn cào ruột không ngủ được thì hãy ăn một tô canh rau, canh đậu hũ nấu thịt nạc, dĩa đậu que luộc chấm nước tương, ly sữa không đường ít béo, củ đậu, trái cây ít ngọt như thanh long, bưởi, táo, mận, ổi, lê,...
Bình luận của bạn