Cholesterol đóng vai trò quan trọng trong sức khỏe tim mạch
Bị đái tháo đường dễ mắc thêm bệnh tim?
Ăn cay: Phòng tim mạch, ngừa ung thư
Thuốc tim mạch: không được dùng bừa bãi
Chocolate đen: 'Cứu tinh' cho sức khỏe tim mạch
Cholesterol là gì?
Cholesterol được tìm thấy trong máu và tất cả các tế bào của cơ thể. Cơ thể sử dụng cholesterol để tạo thành các màng tế bào, sản xuất các kích thích tố, tổng hợp vitamin D cùng nhiều chức năng quan trọng. 75% cholesterol trong máu được tiết ra nhờ gan cùng nhiều tế bào khác trong cơ thể và 25% còn lại được cung cấp nhờ lượng thực phẩm mà bạn ăn.
Nồng độ cholesterol cao trong máu ảnh hưởng trực tiếp tới sức khỏe tim mạch. Cụ thể, cholesterol tích tụ dần trong động mạch sẽ tạo thành các mảng bám làm thu hẹp lòng động mạch. Nguy cơ đau tim và đột quỵ sẽ gia tăng theo thời gian do trái tim phải làm việc nhiều hơn để bơm máu và sự tích tụ cholesterol có thể gây xơ cứng động mạch.
Ở nam giới, kiểm soát mức cholesterol có tác động rất lớn vào việc ngăn ngừa cơn đau tim ở đối tượng này.
Cholesterol trong máu cao là gì?
Chỉ số cholesterol được kiểm tra thông qua xét nghiệm máu. Thông thường, các bác sỹ quan tâm tới 3 chỉ số: Cholesterol toàn phần, lipoprotein mật độ thấp (cholesterol “xấu”, LDL) và lipoprotein mật độ cao (cholesterol "tốt", HDL).
Bạn sẽ được coi là có nguy cơ cao mắc bệnh tim nếu:
- Cholesterol toàn phần trên 239.
- Mức LDL trên 190.
- Mức HDL dưới 35.
Những ai dễ mắc bệnh?
- Cholesterol toàn phần trong khoảng 200 - 239.
- Mức LDL từ 130 - 159.
- Mức HDL từ 35 - 60.
Tăng cường tiêu thụ rau quả giúp giảm mức LDL
Làm thế nào để giảm nguy cơ mắc bệnh tim?
- Cần giảm tiêu thụ các chất béo bão hòa như bơ, mỡ lợn hoặc mỡ màu trắng trong thịt đỏ. Thay vào đó, nên sử dụng chất béo chưa no có trong dầu thực vật (ví dụ như dầu olive) sẽ có tác dụng làm giảm nồng độ LDL. Các chuyên gia dinh dưỡng cho biết, chất béo nạp vào cơ thể không quá 25 – 35% tổng số calorie hàng ngày. Trong đó, chỉ có ít nhất 7% chất béo bão hòa và 1% chất béo trans.
- Mỗi ngày không ăn quá 300mg cholesterol. Chẳng hạn, một quả trứng có 300mg cholesterol, nếu bạn đã ăn trứng thì không nên tiếp tục sử dụng các loại thực phẩm nhiều cholesterol khác vào ngày hôm đó. Nếu cholesterol của bạn đã cao, khuyến cáo tối đa hàng ngày là dưới 200mg.
- Không ăn mặn để tránh bị tăng huyết áp, từ đó giúp bảo vệ sức khỏe tim mạch.
- Ăn nhiều rau quả, trái cây, thịt nạc, cá và thịt gia cầm. Nếu sử dụng sữa, nên chọn lựa các các sản phẩm sữa ít chất béo và không có đường.
- Mỗi ngày dành ra ít nhất 30 phút tập thể dục. Nghiên cứu cho thấy, hoạt động thể chất thường xuyên giúp gia tăng mức độ HDL để ngăn chặn sự tích tụ mảng bám trong động mạch. Tập thể dục cũng giúp kiểm soát cân nặng, đái tháo đường và tăng huyết áp, tất cả đều là các yếu tố nguy cơ gây ra bệnh tim.
Ngoài ra, nếu bạn có mức cholesterol sau xét nghiệm quá cao hoặc gặp phải khó khăn trong việc giảm mức cholesterol, các bác sỹ có thể kê một số loại thuốc có tác dụng làm giảm mức độ LDL trong máu.
Bình luận của bạn