Loãng xương: Căn bệnh nguy hiểm

Cắt đoạn xương hàm cứu bệnh nhi mắc bướu sợi hiếm gặp

Hiệu nghiệm bài thuốc’dễ kiếm, dễ dùng’ trị xương khớp

4 điều cần biết để giữ cho hệ xương chắc khỏe

Súp lơ xanh có thể ngăn ngừa bệnh viêm xương khớp

Chủ động với các bệnh cơ xương khớp

TS.BS Mai Minh Tâm - Phó trưởng Khoa Cơ Xương Khớp, Bệnh viện E, cho biết: Loãng xương là hiện tượng tăng phần xốp của xương do giảm số lượng tổ chức xương, giảm trọng lượng trong một đơn vị thể tích xương, là hậu quả của sự suy giảm các khung protein và lượng calci gắn với các khung này.

Loãng xương làm giảm mật độ xương, xương giòn, dễ gãy

Dấu hiệu khó nhận biết

Có khoảng 30 - 50% phụ nữ sau mãn kinh hay gặp loãng xương liên quan giảm hormon sinh dục nữ estrogen

Theo TS.BS Minh Tâm, “Bệnh loãng xương được ví như một kẻ trộm âm thầm hàng ngày lấy đi một phần xương nhỏ trong cơ thể mà nạn nhân không hề hay biết. Khi khối lượng xương mất đi lớn hơn 30%, các biểu hiện lâm sàng đã bắt đầu thể hiện rõ”. Khi đó, người bệnh có những triệu chứng như đau xương (Đau nhức các đầu xương, đau nhức mỏi dọc các xương dài, đau nhức như châm chích toàn thân, đau tăng về đêm); Đau cột sống (Đau thắt ngang cột sống hoặc lan sang một hoặc hai bên mạn sườn. Đau cột sống thường kèm theo co cứng các cơ dọc cột sống, giật cơ khi thay đổi tư thế); Gù vẹo cột sống, giảm chiều cao so với lúc trẻ do các đốt sống bị lùn, xẹp hoặc bị gãy lún… Triệu chứng toàn thân thường gặp là cảm giác lạnh hoặc ớn lạnh, hay bị chuột rút, thường ra mồ hôi.

Biến chứng của loãng xương nguy hiểm không kém nhồi máu cơ tim và đột quỵ với tỷ lệ tử vong 20% và đến 50% bị thương tật vĩnh viễn. PGS.TS.BS Lê Anh Thư, Trưởng khoa Nội - Cơ Xương Khớp, Bệnh viện Chợ Rẫy.

Loãng xương dẫn đến giòn xương và dễ gãy, đặc biệt là các xương quan trọng như xương cột sống, cổ xương đùi… gây nhiều biến chứng nguy hiểm, có thế dẫn đến tử vong. Tình trạng loãng xương làm xương khó liền, người bệnh phải nằm lâu ngày, làm bệnh loãng xương càng trở lên nặng nề. Đây cũng là một nguyên nhân chính gây tàn phế và giảm tuổi thọ cho người có tuổi. Theo thống kê ở các nước phát triển, có đến 20% người có tuổi bị gãy xương đùi sẽ tử vong trong vòng 6 tháng đầu vì các biến chứng do nằm điều trị lâu. Điều nguy hiểm là hiện nay, nhiều người cho rằng, loãng xương là bệnh của phụ nữ, nhưng thực tế, căn bệnh này cũng đe dọa nam giới ở sau tuổi 60.

 

Nam giới ở trên độ tuổi 60 dễ mắc bệnh loãng xương

Chủ động phòng tránh

Hiện nay, một số thuốc điều trị loãng xương và chống gãy xương gồm các thuốc ức chế huỷ xương có thể gia tăng mật độ xương vài phần trăm và giảm nguy cơ gãy xương khoảng 4 - 6% sau 1 năm điều trị. Ngoài ra, loãng xương cũng chịu ảnh hưởng bởi yếu tố di truyền nên các nghiên cứu về tương tác của các thuốc ức chế tuỷ xương hay gia tăng tạo xương và gene đang là một hướng đi đầy hứa hẹn.

Tuy nhiên, theo TS.BS Minh Tâm, điều mà các chuyên gia y tế quan tâm hiện nay là các phương pháp phòng tránh loãng xương chủ động. Theo đó, đối với cả nam và nữ, việc phòng ngừa nên bắt đầu từ các yếu tố nguy cơ như: Hút thuốc lá và uống rượu, bia; Không tập luyện, thiếu dinh dưỡng và một số bệnh lý như: Thiếu máu, viêm khớp xương, yếu hoặc suy thận, rối loạn chức năng ruột và gan…

Bên cạnh đó, việc cung cấp, bổ sung đủ lượng calcium và vitamin D, đảm bảo các chỉ số khối cơ thể BMI (>19) sẽ giúp mỗi người phòng tránh nguy cơ loãng xương.

Kết

Tóm lại, loãng xương là một bệnh nội tiết mà hệ quả sau cùng là gãy xương - là một vấn nạn y tế công cộng hiện nay vì gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến chất lượng cuộc sống, hao tổn tiền bạc, dẫn đến tử vong. Tuy nhiên, loãng xương là một bệnh có thể ngăn ngừa được vì các yếu tố nguy cơ có liên quan đến lối sống và chế độ dinh dưỡng, tức những yếu tố mà mỗi cá nhân có thể tự kiểm soát được.

4 nhóm nguy cơ gây loãng xương:
1. Giảm kích thích tố (hormone).
2. Dinh dưỡng, chế độ ăn (thiếu calci).
3. Lối sống (hút thuốc lá, lạm dụng bia rượu, ít vận động).
4. Di truyền.
Tiêu Bắc
Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Cơ xương khớp