Mì ăn liền: Ảnh hưởng tới sức khỏe phụ nữ

Acid oxalic trong mỳ tôm có thể gây tử vong?

Vụ 100% mẫu mỳ tôm nhiễm hóa chất: Im lặng là...

"Nghiện" mỳ tôm, dễ bị ung thư trực tràng

Sử dụng tế bào gốc phục hồi thị lực

Sản phụ tử vong: Bệnh viện thừa nhận giả mạo chữ ký

Nghiên cứu dựa trên việc phân tích dữ liệu của Trung tâm Khảo sát dinh dưỡng và y tế quốc gia Hàn Quốc trên 10.711 người lớn, hơn một nửa trong số này là phụ nữ.

Nhóm nghiên cứu nhận thấy có khoảng 68% phụ nữ tham gia khảo sát có nguy cơ cao mắc hội chứng trao đổi chất (hội chứng chuyển hóa), là nguyên nhân của bệnh tim mạch, tiểu đường. Những phụ nữ này cũng có nguy cơ bị tích mỡ vùng eo và đột quỵ. 


Phụ nữ có thể gặp các vấn đề về sức khỏe nếu ăn mì gói 2 lần trở lên mỗi tuần

“Việc sử dụng mì ăn liền làm tăng tỷ lệ mắc hội chứng chuyển hóa ở phụ nữ, không liên quan đến chế độ ăn uống chính”, kết quả nghiên cứu đăng tải trên tạp chí Dinh Dưỡng. Nói cách khác, một người phụ nữ có thể gặp các vấn đề sức khỏe nếu ăn mì gói hai lần/tuần bất chấp chế độ ăn uống thường nhật với rau, thịt, cá hay thậm chí là đồ chiên xào.

Tuy nhiên, nghiên cứu vẫn chưa tìm ra nguyên nhân vì sao việc ăn mì ăn liền chỉ ảnh hưởng tiêu cực đối với sức khỏe của phụ nữ mà không ảnh hưởng đến nam giới. Frank Hồ, GS. Dinh dưỡng và Dịch tễ học, Đại học Havard cho rằng có thể do phụ nữ báo cáo về chế độ ăn uống chi tiết hơn nam giới hoặc do phụ nữ nhạy cảm hơn với tác động của carbohydrate, chất béo và muối. GS. Hồ khuyến cáo chỉ nên ăn mì 1-2 lần mỗi tháng.

Trong khi đó, nhiều người dân Hàn Quốc vẫn bất chấp kết quả nghiên cứu và tuyên bố không gì có thể ngăn cản họ tiếp tục ăn mì ăn liền, thậm chí một số người còn bác bỏ hẳn kết quả nghiên cứu.

“Một nghiên cứu không thể ngăn tôi ăn món này”, Kim Min Koo (Hàn Quốc) khẳng định. Một số người khác cho biết họ sẽ bổ sung omega-3, rau, sử dụng ít gia vị... khiến việc ăn mì ăn liền trở nên lành mạnh.

Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Khỏe đẹp