- Chuyên đề:
- Cải thiện trí nhớ
Độc tố thần kinh trong môi trường khiến bệnh sa sút trí tuệ "bùng nổ"
Điều trị Alzheimer bằng liệu pháp hồi tưởng
Phân biệt bệnh Alzheimer và các bệnh mất trí nhớ khác cách nào?
Dầu dừa có giúp ngăn ngừa bệnh Alzheimer?
Bệnh nhân sa sút trí tuệ có cần biết mình đã mắc bệnh?
Môi trường sống bị ô nhiễm lâu ngày khiến cho con người sống trong môi trường đó cũng phải tiếp xúc dài hạn với một hoặc một vài loại độc tố, từ đó mà sinh ra bệnh tật, trong đó có căn bệnh nguy hiểm Alzheimer.
Người cao tuổi có nguy cơ cao mắc bệnh mất trí nhớ
Các nhà khoa học đã quan sát quá trình thoái hóa thần kinh của động vật khi phải tiếp xúc với độc tố trong thời gian dài. Nghiên cứu được công bố mới đây trên Tạp chí Khoa học Proceedings of the Royal Society, Anh. Theo đó, những cá thể động vật trong nghiên cứu phải tiếp xúc với chất độc hại trong môi trường với thời gian dài thực sự có nguy cơ mắc bệnh mất trí nhớ lớn hơn nhiều so với những cá thể khác.
Nguyên nhân gây ra căn bệnh thoái hóa thần kinh Alzheimer vẫn chưa rõ ràng, vai trò của các yếu tố môi trường đối với quá trình bệnh phát triển càng khó khăn để xác định. Từ lâu, các nhà khoa học đã nghi ngờ một loại độc tố thần kinh BMAA có nhiều trong các loại tảo độc hại có liên quan đến thoái hóa thần kinh ở con người.
“BMAA là một loại độc tố thần kinh mà khi tiếp xúc với nó trong thời gian dài, con người sẽ xuất hiện các đám rối não bộ và các mảng protein amyloid – dấu hiệu đặc trưng của bệnh Alzheimer”, nhà nghiên cứu TS. Paul Alan Cox, Trường Y khoa Dartmouth cho biết.
Rõ ràng, BMAA chỉ là một trong những loại độc tố thần kinh có trong môi trường ô nhiễm mà con người có thể tiếp xúc. Cùng với già hóa dân số, môi trường ô nhiễm chính là một trong những nguyên nhân quan trọng gây ra căn bệnh thoái hóa thần kinh não bộ, Alzheimer.
Tiêu Bắc H+ (Theo Eurekalert)
Bình luận của bạn