Cần tích cực bổ sung vào chế độ ăn thực phẩm giàu sắt để ngăn ngừa tình trạng thiếu máu
Tất cả các loại thực phẩm nội tạng (gan, thận, não và tim) đều là nguồn cung cấp sắt dồi dào. Gan đặc biệt giàu chất sắt. 100gr gan lợn cung cấp 12mg sắt, 100gr gan gà cung cấp 10mg sắt và 100gr gan bò cung cấp 6,5mg sắt. Một khẩu phần nhỏ gan bò có thể cung cấp cho một người 36% lượng sắt cần thiết trong một ngày. - Ảnh: Irena Macri.
Một số loại đậu phổ biến như đậu xanh, đậu Hà Lan, đậu nành và đậu đen,... là nguồn cung cấp chất sắt tuyệt vời, đặc biệt đối với người ăn chay. Các loại đậu cũng là nguồn cung cấp folate, magne và kali tốt. Để tối đa hóa sự hấp thu sắt, hãy dùng các loại đậu cùng với thực phẩm giàu vitamin C, chẳng hạn như cà chua, rau xanh hoặc trái cây họ cam quýt. - Ảnh: Gula Sana.
Động vật có vỏ có hàm lượng chất sắt cao, đặc biệt là nghêu, hàu, sò điệp và trai. Chất sắt trong động vật có vỏ là sắt heme - loại sắt có chứa huyết sắc tố hay hemoglobin (một loại protein có trong tế bào hồng cầu). Đây là loại sắt mà cơ thể hấp thu dễ dàng hơn sắt non heme được tìm thấy trong thực vật. Đặc biệt, chúng chiếm tới 40% tổng lượng sắt cơ thể cần. - Ảnh: Authentiktravel.
Trung bình 100gr đường thốt nốt có thể chứa khoảng 11mg sắt. Thêm một phần nhỏ đường thốt nốt trong chế độ ăn uống hàng ngày của bạn hoặc dùng chúng thay thế đường trắng có thể giúp bổ sung cho cơ thể một lượng sắt đáng kể. Từ đó, hỗ trợ giảm nguy cơ thiếu máu, mỏi mệt do thiếu sắt. Hơn nữa, chất sắt từ đường cũng dễ hấp thu hơn so với một số thực phẩm khác. - Ảnh: Kingfoodmart.
Hầu hết các loại trái cây khô như nho khô đều là nguồn cung cấp sắt dồi dào. Đặc biệt, chúng rất giàu đồng và vitamin - những thành phần không thể thiếu cho sự hình thành hồng cầu. Việc tiêu thụ thường xuyên loại thực phẩm này có thể giúp điều trị bệnh thiếu máu do thiếu sắt và đẩy nhanh quá trình đông máu trong giai đoạn lành vết thương. - Ảnh: Bách hóa xanh.
Rau chân vịt (cải bó xôi) là một nguồn cung cấp chất sắt dồi dào và đặc biệt chứa rất ít calo. Khoảng 100gr rau chân vịt chứa 2,7mg sắt. Rau chân vịt cũng rất giàu vitamin C làm tăng khả năng hấp thụ sắt. Ngoài ra, chúng cũng rất giàu chất chống oxy hóa carotenoid có khả năng giảm viêm, giảm nguy cơ ung thư và bảo vệ mắt. - Ảnh: Codeage.
Đậu phụ là một loại thực phẩm làm từ đậu nành nên chứa hàm lượng sắt rất cao. Trong 126gr đậu phụ có khoảng 3,4mg sắt. Ngoài ra, nó còn là nguồn cung cấp thiamine, canxi, magne và selen có lợi cho phát triển xương khớp của trẻ. Đậu phụ chứa các hợp chất isoflavone có liên quan đến việc cải thiện độ nhạy insulin, giảm nguy cơ mắc bệnh tim và giảm các triệu chứng mãn kinh.