Huyết áp tăng cao: Làm sao để hạ và kiểm soát huyết áp?

Huyết áp lên cao phải làm gì để hạ nhanh chóng?

Mọi điều bạn cần biết về suy tim tâm thu

Tăng huyết áp kèm mỡ máu cao điều trị thế nào?

Hẹp van động mạch chủ làm sao để đỡ khó thở, đau ngực?

Suy tim: Điều trị thế nào khi không thể đảo ngược các tổn thương?

Huyết áp tăng cao mức nào nguy hiểm?

Một người có mức huyết áp bình thường nếu số đo huyết áp dưới 120/80mmHg. Vì vậy, nếu chỉ số huyết áp của bạn tăng cao hơn mức này, hãy cẩn thận với nguy cơ tăng huyết áp.

Theo Hiệp hội Tim mạch Hoa Kỳ, huyết áp tăng cao trong khoảng từ 121/80 - 129/80mmHg thường không cần phải điều trị. Tuy nhiên, đây là dấu hiệu bạn cần theo dõi huyết áp thường xuyên hơn, đồng thời có các biện pháp thay đổi lối sống để kiểm soát huyết áp hiệu quả hơn.

Trường hợp huyết áp cao trên 130/80mmHg là giai đoạn tiền tăng huyết áp và lúc này bạn cần điều trị, phòng ngừa tăng huyết áp gây nguy cơ đau tim, suy tim, đột quỵ…

Huyết áp lên cao phải làm gì để giảm nhanh huyết áp?

Huyết áp lên cao đột ngột là tình trạng cấp bách, bạn cần nhanh chóng liên hệ đến cơ sở y tế gần nhất để kịp thời xử lý, tránh tình trạng nguy hiểm đến tính mạng. Trong lúc chờ đợi cấp cứu tới, bạn nên thực hiện cấp cứu tăng huyết áp tại nhà theo lưu ý dưới đây:

Nghỉ ngơi, hít thở sâu có thể giúp hạ huyết áp tạm thời

- Để người bệnh nằm nghỉ ngơi ở nơi thoáng mát, hít thở sâu và thả lỏng, không nên hoạt động gắng sức hay nói chuyện.

- Nếu tại nhà có máy đo huyết áp, tiến hành đo huyết áp ngay cho người bệnh. Nếu chỉ số huyết áp cao hơn mức 180mmHg, hãy sử dụng viên hạ huyết áp dạng nhỏ giọt dưới lưỡi để đạt được hiệu quả nhanh hơn. Trong trường hợp không có sẵn thuốc nước, bạn có thể dùng viên hạ huyết áp thông thường. Nếu huyết áp lên đến trên 200mmHg có thể uống kèm thuốc lợi tiểu.

- Trường hợp không có thuốc Tây, bạn có thể áp dụng cách hạ huyết áp bằng dân gian như cho người bệnh uống nước ép cần tây, râu ngô hay các loại rau họ cải.

- Người nhà không nên xúm lại hỏi han người bệnh ngay lúc này.

- Khi xe cấp cứu đến, hãy hỗ trợ nhân viên y tế đưa người bệnh đến bệnh viện để được xử lý kịp thời.

Hạ và kiểm soát huyết áp về lâu dài

Để phòng ngừa nguy cơ huyết áp lên cao đột ngột và ổn định huyết áp về lâu dài, bạn cần thay đổi lối sống lành mạnh hơn, bao gồm thay đổi chế độ ăn uống và thói quen tập thể dục.

Có chế độ ăn tốt cho tim mạch

Người bị tăng huyết áp nên theo chế độ ăn DASH để kiểm soát huyết áp tốt hơn

Chế độ ăn DASH là viết tắt của “dietary approaches to stop hypertension” - chế độ ăn kiêng để ngăn ngừa tăng huyết áp. Về cơ bản, đây là chế độ ăn tập trung vào các thực phẩm giàu magne, kali, calci (như trái cây, rau củ, ngũ cốc nguyên hạt, quả bơ, chuối, rau chân vịt, các loại hạt và quả hạch, chocolate đen), đồng thời hạn chế các thực phẩm giàu natri.

Theo đó, để kiểm soát huyết áp về lâu dài, ngăn ngừa bệnh tăng huyết áp, bạn nên cố gắng giảm lượng natri trong chế độ ăn uống xuống dưới 1.000mg/ngày. Tuy nhiên, việc đong đếm theo đúng hàm lượng và làm quen với một chế độ ăn nhạt như vậy rất khó để thực hiện. Vì vậy, bạn có thể giảm dần lượng muối mỗi ngày để vị giác của mình kịp thích nghi theo các cách sau:

- Nên ăn các món hấp, luộc thay vì được chế biến chiên, xào.

- Nên ăn đồ tươi, tự chế biến thay vì đồ đóng hộp vì các thực phẩm này thường chứa nhiều muối (bạn có thể xem trên nhãn).

- Sử dụng các lá gia vị thay cho muối khi nấu nướng.

- Hạn chế thực phẩm có nhiều muối như: Dưa muối, cà muối, cá khô, bánh quy mặn…

- Không dùng đồ chấm trong các bữa ăn.

Tập thể dục

Hoạt động thể chất thường xuyên (chỉ đơn giản như đi bộ, tích cực leo cầu thang) có thể giúp bạn duy trì cân nặng ổn định, tăng cường sức khỏe tổng thể. Đặc biệt, các bài tập thể dục nhịp điệu (aerobic) đã được chứng minh có thể giúp kiểm soát huyết áp, hỗ trợ điều trị tăng huyết áp hiệu quả.

Giảm và duy trì cân nặng ổn định

Nhiều chuyên gia chỉ ra rằng, chỉ giảm 0,9kg đã có thể giúp giảm huyết áp tâm thu (áp lực của máu lên thành mạch khi tim co bóp).

Kiểm soát căng thẳng, stress

Giảm căng thẳng bằng cách ngồi thiền, tập yoga, hít thở sâu… có thể giúp bạn kiểm soát huyết áp.

Bổ sung thực phẩm hỗ trợ giúp kiểm soát huyết áp, phòng ngừa suy tim

Việc bổ sung thêm thực phẩm hỗ trợ giúp tăng cường chức năng tim là giải pháp được nhiều người bệnh tăng huyết áp sử dụng. Sản phẩm hỗ trợ sẽ giúp người bệnh giãn mạch, làm tăng lưu thông máu, giúp hạ huyết áp, đồng thời ngăn ngừa nguy cơ dày thất trái dẫn đến suy tim.

Tuy nhiên, bạn nên lựa chọn sản phẩm đã được kiểm chứng lâm sàng và được đăng tải trên tạp chí trong nước cũng như quốc tế để đảm bảo hiệu quả hỗ trợ điều trị tốt nhất.

Hy vọng với bài viết trên đây, bạn sẽ không còn luống cuống đi tìm hiểu huyết áp lên cao phải làm gì mỗi khi bạn hay người thân bị tăng huyết áp đột ngột, đồng thời biết được cần ăn gì để hạ huyết áp, uống gì để hạ huyết áp, từ đó luôn kiểm soát được huyết áp trong ngưỡng ổn định.

Vi Bùi H+ (Theo Singlecare)

Thực phẩm bảo vệ sức khỏe Ích Tâm Khang - hỗ trợ tăng cường chức năng tim

Thực phẩm bảo vệ sức khỏe Ích Tâm Khang đã được kiểm chứng lâm sàng, đăng tải trên tạp chí quốc tế cho thấy hiệu quả hỗ trợ làm giảm các triệu chứng khó thở, mệt mỏi, phù, đau tim, đau thắt ngực, giảm cholesterol toàn phần trong máu.

Sản phẩm Ích Tâm Khang phù hợp cho người bệnh mạch vành, suy tim, hẹp hở van tim, tăng huyết áp, bệnh cơ tim, tim bẩm sinh, rối loạn mỡ máu.

Đơn vị chịu trách nhiệm đưa thực phẩm bảo vệ sức khỏe Ích Tâm Khang ra thị trường: Công ty TNHH Đầu tư & Phát triển Đông Tây.

SĐT: 0243 775 9865 - 0283 977 8085.

Địa chỉ: Số 19A ngõ 126 Khuất Duy Tiến, Thanh Xuân - Hà Nội - Việt Nam.

*Thực phẩm này không phải là thuốc và không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh.

Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Tim mạch