Một buổi sáng có chỉ số ô nhiễm không khí cao tại Thành phố Hà Nội - Ảnh: Báo Tuổi trẻ
"Dịch bệnh X" bí ẩn hoành hành ở Congo, nhiều nước bắt đầu đề phòng
Podcast: Bụi mịn kích thước nhỏ nhưng tác hại to lớn
"Báo động đỏ" ô nhiễm không khí ở Hà Nội, người dân cần lưu ý gì?
Ngày Quốc tế Không khí sạch: Giảm ô nhiễm không khí vì một bầu trời xanh
Ô nhiễm không khí làm giảm khả năng tập trung của trẻ em
Nghiên cứu được đăng tải cách đây không lâu trên tạp chí Huyết học (Blood). Theo Giáo sư y tế công cộng Pamela Lutsey tại Đại học Minnesota (Mỹ) đồng thời là tác giả chính của nghiên cứu: Tiếp xúc lâu dài với các chất ô nhiễm không khí phổ biến có thể làm tăng nguy cơ hình thành cục máu đông một cách đáng kể, thậm chí ở những người không mắc các bệnh về đường hô hấp.
Bằng cách phân tích dữ liệu sức khỏe của hơn 6.600 người sống tại nhiều cộng đồng khác nhau trên khắp nước Mỹ, các nhà Nghiên cứu đã chỉ ra mối liên hệ rõ ràng giữa ô nhiễm không khí và nguy cơ đông máu. Kết quả này cho thấy tác động của ô nhiễm không khí đối với sức khỏe con người còn nghiêm trọng hơn chúng ta vẫn nghĩ, vượt ra ngoài các bệnh về đường hô hấp và còn ảnh hưởng trực tiếp đến hệ tuần hoàn.
Theo đó, nghiên cứu kéo dài 17 năm đã theo dõi các đối tượng và thu thập dữ liệu về mức độ tiếp xúc hàng ngày của họ với bốn loại chất gây ô nhiễm không khí chính: bụi mịn, dioxit nitơ, oxit nitơ và ozone. Kết quả cho thấy, việc tiếp xúc lâu dài với nồng độ cao các hạt bụi mịn làm tăng 43% nguy cơ hình thành cục máu đông trong suốt thời gian nghiên cứu. Các nhà khoa học nhận định rằng các hạt bụi mịn thường sinh ra từ các sự kiện gây ô nhiễm quy mô lớn như cháy rừng.
Ngoài ra, nghiên cứu của GS. Lutsey cũng chỉ ra mối liên hệ đáng kể giữa việc tiếp xúc lâu dài với diôxít trong không khí và nguy cơ hình thành cục máu đông, tăng gần gấp ba lần. Tương tự, nồng độ oxit nitơ cao trong không khí cũng làm gia tăng 2,3 lần nguy cơ này. Tuy nhiên, nghiên cứu không tìm thấy mối liên hệ giữa việc tiếp xúc với ozone và nguy cơ đông máu.
Huyết khối đặc biệt là huyết khối tĩnh mạch sâu (DVT) và thuyên tắc phổi, là những yếu tố nguy cơ quan trọng dẫn đến đột quỵ. Tình trạng này, được biết đến với thuật ngữ y khoa là tắc huyết khối mạch tĩnh mạch (VTE) có liên quan đến sự hình thành cục máu đông trong hệ thống tĩnh mạch, chủ yếu ở chân. Khi cục máu đông này di chuyển đến phổi, nó gây ra thuyên tắc phổi, một biến chứng nghiêm trọng có thể đe dọa tính mạng.
Cũng theo nghiên cứu, mối liên hệ giữa ô nhiễm không khí và nguy cơ hình thành cục máu đông đã được làm rõ hơn, càng nhấn mạnh sự cần thiết phải siết chặt các quy định về chất lượng không khí không chỉ tại Mỹ mà còn trên toàn thế giới.
Bình luận của bạn