Táo bón nguy hiểm thế nào?

Táo bón mạn tính có thể gây bệnh trĩ

5 lý do bạn cần biết để tránh bị táo bón khi đi du lịch

"Thủ phạm" gây táo bón trong chế độ ăn uống

7 loại carbohydrate tốt giúp bạn hết táo bón

Mẹo đơn giản cải thiện táo bón hỗ trợ đường ruột khỏe mạnh

Tình trạng giảm nhu động ruột dẫn đến táo bón, gây khó khăn khi đại tiện hoặc số lần đại tiện không thường xuyên như bình thường. Táo bón có thể do nhiều nguyên nhân như không uống đủ nước, không cung cấp đủ chất xơ trong chế độ ăn uống hoặc do dùng một số loại thuốc.

Táo bón thường xảy ra tạm thời và có thể được cải thiện bằng những thay đổi đơn giản trong lối sống như uống nhiều nước hơn và ăn nhiều chất xơ hơn. Tình trạng táo bón lâu dài nếu không được điều trị có thể dẫn đến một số vấn đề sức khỏe sau đây.

Bệnh trĩ

Một trong những vấn đề sức khỏe phổ biến nhất mà táo bón gây ra là Bệnh trĩ. Việc gắng sức khi đại tiện có thể khiến các tĩnh mạch trong trực tràng sưng lên, dẫn đến bệnh trĩ với cảm giác đau hoặc ngứa. Bệnh trĩ có thể được điều trị bằng các loại kem và thuốc mỡ không kê đơn. Nhưng những trường hợp bị trĩ nghiêm trọng có thể cần phương pháp điều trị khác.

Nứt hậu môn

Táo bón với phân cứng và khô có thể gây ra vết nứt hậu môn (anal fissures). Đây là những vết rách nhỏ ở niêm mạc hậu môn, khiến người bệnh đau, chảy máu và khó chịu. 

Trường hợp nứt hậu môn nhẹ có thể được điều trị bằng cách thay đổi lối sống như uống nhiều nước hơn và tăng lượng chất xơ trong chế độ ăn uống.

Tắc ruột

Tắc ruột là tình trạng các chất bên trong ruột ứ đọng lại, không di chuyển

Tắc ruột là tình trạng các chất bên trong ruột ứ đọng lại, không di chuyển

Táo bón nặng có thể dẫn đến tắc ruột, gây tắc nghẽn các chất ở đại tràng hoặc trực tràng. Tắc ruột có thể gây các triệu chứng như đau bụng dữ dội, nôn mửa và các biến chứng nghiêm trọng khác. Trong một số trường hợp, cần phải phẫu thuật để khắc phục tắc nghẽn ruột.

Sa trực tràng

Táo bón mạn tính có thể làm suy yếu các cơ và mô ở trực tràng, khiến trực tràng lộ ra ngoài hậu môn. Sa trực tràng có thể gây đau, chảy máu và khó chịu. Tùy vào mức độ nghiêm trọng, bác sĩ sẽ có phương pháp điều trị khác nhau, có thể phải phẫu thuật điều trị sa trực tràng.

Phân ứ đọng

Khi phân bị tắc hay ứ đọng trong ruột già và khó đi ra ngoài có thể gây đau bụng, buồn nôn và các triệu chứng khác. Trong trường hợp này, bác sĩ có thể chỉ định dùng thuốc, thụt tháo hoặc kỹ thuật khác giúp đẩy phân ra ngoài.

 
Nguyễn Thanh (Theo News 18)
Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Chăm già