- Chuyên đề:
- Viêm họng
Trào ngược dạ dày thực quản gây ra những triệu chứng khó chịu với cổ họng
Ai nên tránh ăn tỏi?
Đâu là tư thế ngủ tốt nhất cho hệ tiêu hóa?
Sự thật về cà phê không caffeine
Thận trọng với trào lưu dán miệng khi ngủ
Tại sao trào ngược dạ dày gây đau họng?
Trào ngược dạ dày thực quản (GERD) hay thường gọi là trào ngược dạ dày, là bệnh thường gặp liên quan đến đường tiêu hóa. Ở người bị trào ngược dạ dày, acid (dịch vị từ dạ dày) sẽ trào ngược lên phần thực quản, khiến cho lớp niêm mạc thực quản bị kích thích. Hậu quả là người bệnh có thể gặp triệu chứng đau họng, khó chịu vào buổi sáng. Giọng nói cũng có thể bị khàn, cảm giác nghẹn ở cổ, ho nhiều.
Ngoài đau họng, triệu chứng trào ngược dạ dày thường gặp gồm:
Ợ nóng: Cảm giác nóng rát ở ngực, có thể lan tới cổ họng.
Ợ trớ: Có xu hướng xảy ra nhiều và rõ rệt hơn sau ăn no. Người bệnh cảm nhận dịch vị và thức ăn trào ngược lên họng, để lại vị chua – đắng ở miệng.
Đau ngực: Biểu hiện là cảm giác đau co thắt hoặc âm ỉ ở ngực và các vị trí xung quanh.
Khó nuốt: Thực quản bị viêm liên tục trở nên hẹp dần, dẫn đến việc nuốt khó.
Ho kéo dài: Khàn giọng và ho là dấu hiệu acid dạ dày tổn thương đến dây thanh quản.
Cải thiện đau họng do trào ngược dạ dày
Tùy vào từng giai đoạn của bệnh, bác sỹ chuyên khoa sẽ cân nhắc kê thuốc hợp lý cho người bị trào ngược dạ dày. Bên cạnh đó, chủ động thay đổi lối sống và thói quen ăn uống là biện pháp tốt nhất để giảm triệu chứng tại họng do trào ngược dạ dày.
Điều chỉnh chế độ ăn
Nguyên nhân hàng đầu kích thích tình trạng trào ngược là do thực phẩm cay, đồ uống có tính acid như caffeine và cồn, đồ ăn chiên rán nhiều dầu mỡ. Người bệnh nên cố gắng hạn chế ăn những thực phẩm, đồ uống trên để cải thiện đau họng do trào ngược.
Uống nhiều nước
Uống nước đều đặn trong ngày giúp làm loãng dịch vị, ngăn các triệu chứng trào ngược trở nặng. Bạn nên cố gắng uống khoảng 2l nước mỗi ngày, hạn chế những thức uống có tính acid làm tăng dịch vị dạ dày.
Ăn nhiều bữa ăn nhỏ
Bữa ăn quá no tạo nhiều áp lực lên dạ dày, có thể kích thích cơn trào ngược. Vì vậy, người bệnh nên ăn những bữa nhỏ trong ngày.
Hạn chế nằm xuống sau khi ăn
Tư thế nằm tạo điều kiện cho dịch vị dạ dày trào ngược tới thực quản. Trong vòng 2-3 tiếng sau khi ăn, bạn nên tránh nằm xuống. Nếu thực sự cần nằm, hãy đặt một chiếc gối dày để nâng đầu lên cao, ngăn dịch vị trào lên gây đau họng.
Cai thuốc lá
Khói thuốc lá cũng là một yếu tố góp phần dẫn đến trào ngược dạ dày và đau họng, bởi các hóa chất này kích thích gây viêm ở thực quản. Nếu bạn là người nghiện thuốc lá, hãy cân nhắc bỏ thuốc.
Kiểm soát stress
Căng thẳng, áp lực cũng trong công việc và cuộc sống cũng là yếu tố thường gặp gây ra tình trạng trào ngược dạ dày thực quản, đặc biệt ở người trẻ. Người bị trào ngược nên tìm tới các biện pháp giải tỏa stress như thiền định, tập thể dục đều đặn và ngủ đủ giấc.
Bình luận của bạn