Teo cơ do đái tháo đường: Nguyên nhân, dấu hiệu và cách điều trị
SUCKHOE+ | Có thể bạn không biết, teo cơ cũng là một biến chứng đái tháo đường đáng lo ngại, có thể làm suy giảm khả năng vận động cũng như chất lượng cuộc sống của người bệnh.
Biến chứng teo cơ do đái tháo đường (hay tiểu đường) có thể ảnh hưởng đến cơ, xương khớp và nhiều cơ quan khác. Biến chứng này thường xảy ra ở chân, khiến phần cơ ở chân bị yếu đi, hay khối lượng cơ ở vùng chân bị giảm sút ở một hoặc cả hai bên chân.
Trên thực tế, có đến hơn 50% người bệnh đái tháo đường mắc phải biến chứng teo cơ. Điều này có thể ảnh hưởng đến cơ và xương khớp, làm suy giảm khả năng vận động cũng như chất lượng cuộc sống của người bệnh.
Nguyên nhân gây teo cơ ở người bệnh đái tháo đường
Có nhiều nguyên nhân gây teo cơ do đái tháo đường, trong đó quan trọng nhất là do tổn thương thần kinh và mạch máu.
Ở người bệnh đái tháo đường, đường huyết cao sinh ra các chất có tính oxy hóa mạnh, làm tổn thương các mạch máu nhỏ cung cấp cho các dây thần kinh, từ đó khiến người bệnh đái tháo đường dễ mắc chứng teo cơ hơn.
Bên cạnh đó, ở người bệnh đái tháo đường có xảy ra tình trạng kháng insulin. Điều này cũng sẽ làm cho sức mạnh cơ bắp và khối lượng xương bị suy giảm. Nếu khối lượng cơ bắp giảm xuống dưới mức tiêu chuẩn, người bệnh sẽ bị hạn chế các hoạt động hàng ngày như ăn uống, vận động, bài tiết…và tăng nguy cơ bị gãy xương.
Người cao tuổi mắc đái tháo đường sẽ có nguy cơ bị biến chứng teo cơ cao hơn do cơ và xương khớp dần bị suy thoái, yếu hơn khi có tuổi. Chưa kể, mật độ xương của người bệnh đái tháo đường vốn đã thấp hơn so với người bình thường. Đây là điều kiện làm tăng nguy cơ biến chứng teo cơ do đái tháo đường.
Tổn thương thần kinh và mạch máu gây teo cơ do đái tháo đường
Triệu chứng teo cơ ở người bệnh đái tháo đường
Do tổn thương thần kinh và mạch máu, người bệnh đái tháo đường cũng có thể khó nhận biết được các vùng bị tổn thương.
Ban đầu, người bệnh có thể nhận thấy các triệu chứng nhẹ như khó duỗi ngón tay một cách thoải mái. Theo thời gian, các triệu chứng này có thể tiến triển dần, dẫn tới tình trạng ngón tay cong gập, đau buốt.
Các triệu chứng teo cơ do đái tháo đường có thể kể tới như:
- Yếu cẳng chân, mông hoặc hông.
- Di chuyển khó khăn hơn.
- Cơ bắp dần nhỏ lại, thường ở mặt trước của đùi.
- Teo cơ ở cổ tay, cổ chân… khiến một bên chân trông sẽ nhỏ hơn bên còn lại (do sự không đồng đều về lượng cơ).
- Bàn tay cứng.
- Các hội chứng biểu hiện như tê bàn tay, bàn chân, cơ tay chân co rút, ngón co quắp.
- Khó thực hiện động tác co và duỗi cơ.
- Đau nhức, đôi khi dữ dội, thường ở mặt trước của đùi nhưng đôi khi ở hông, mông hoặc lưng.
- Nhóm biến chứng xương khớp thường thấy như đông cứng, đau lan từ vai xuống bàn tay và ngón tay; Vùng xương khớp sưng đỏ.
Các triệu chứng thường bắt đầu ở một bên cơ thể và sau đó lan sang bên còn lại.
Cách kiểm soát biến chứng teo cơ do đái tháo đường
Hoạt động thể chất đều đặn, vừa sức
Tập thể dục là một trong những cách đơn giản và hiệu quả nhất để đối phó với chứng teo cơ trong cuộc sống hàng ngày. Việc duy trì tập thể dục thường xuyên có thể giúp khôi phục cơ bắp và loại bỏ chất béo dư thừa trong cơ thể. Khi khối lượng cơ bắp tăng, quá trình trao đổi chất cơ bản cũng được cải thiện, từ đó giúp người bệnh kiểm soát đường huyết tốt hơn.
Theo các nhà nghiên cứu, 70% cơ bắp nằm ở phần dưới cơ thể. Do đó, để tăng cơ, người bệnh đái tháo đường có thể lựa chọn các bài tập kích thích phần cơ ở nửa dưới cơ thể như đi bộ, đạp xe…
Các bài tập này không chỉ giúp hạn chế tình trạng kháng insulin mà còn giúp tăng số lượng cơ bắp, nâng cao sức mạnh cơ, phòng ngừa và cải thiện biến chứng teo cơ ở người bệnh đái tháo đường.
Có chế độ ăn uống lành mạnh sẽ giúp người bệnh đái tháo đường phát triển cơ bắp và giảm lượng mỡ dư thừa. Ngoài việc bổ sung đầy đủ chất dinh dưỡng, người bệnh nên tích cực ăn các thực phẩm giàu protein (tốt nhất là từ các loại thịt trắng, cá béo, trứng, các loại đậu…) để làm giảm nguy cơ suy giảm khối lượng cơ bắp.
Bên cạnh đó, các loại thực phẩm giàu vitamin D cũng có tác dụng giúp cải thiện sức mạnh cơ bắp, giúp xương chắc khỏe.
Bạn có thể bổ sung thực phẩm giàu vitamin D có trong các loại cá như cá hồi, cá trích, cá mòi, cá ngừ, hàu, tôm….Ngoài ra, việc tắm nắng, đi bộ dưới ánh nắng mặt trời cũng là cách tốt nhất để bổ sung vitamin D cho cơ thể.
Tập vật lý trị liệu
Phương pháp này có thể giúp duy trì và cải thiện cơ bắp. Ngoài các bài tập, các chuyên gia vật lý trị liệu còn có thể đề xuất các thiết bị hỗ trợ giúp người bệnh di chuyển thoải mái hơn.
Sử dụng sản phẩm thảo dược giúp hỗ trợ kiểm soát biến chứng
Người bệnh đái tháo đường có thể tìm hiểu và sử dụng thêm những sản phẩm thảo dược chuyên biệt cho biến chứng như câu kỷ tử, nhàu, hoài sơn, mạch môn. Sự kết hợp của 4 thảo dược này giúp bảo vệ được tính toàn vẹn của mạch máu, thần kinh, từ đó hỗ trợ giảm được các triệu chứng teo cơ do đái tháo đường.
Vi Bùi (Tổng hợp)
TPBVSK Hộ Tạng Đường - hỗ trợ giảm nguy cơ biến chứng tim mạch, thần kinh do đái tháo đường
Nhờ kết hợp 4 thảo dược Nhàu, Hoài sơn, Mạch môn, Câu kỷ tử với hoạt chất Alpha lipoic acid, Hộ Tạng Đường là sản phẩm uy tín, được nhiều người bệnh đái tháo đường tin dùng từ năm 2008.
Đừng để biến chứng đái tháo đường trở thành gánh nặng trong cuộc sống của bạn!
Bình luận của bạn