- Chuyên đề:
- Suy nhược thần kinh
Các triệu chứng bệnh Parkinson gây trở ngại cho sinh hoạt và công việc hàng ngày của người bệnh
Điều trị bệnh Parkinson như thế nào?
GyroGlove: Găng tay công nghệ cho bệnh nhân Parkinson
Thực phẩm giàu purine giảm nguy cơ mắc bệnh Parkinson
Rối loạn vận động ngoại tháp là bệnh gì?
Bệnh Parkinson khi nào cần phẫu thuật?
Các bệnh nhân Parkinson ngoài việc cần tương tác trực tiếp, mật thiết với bác sỹ để tìm ra liệu pháp làm giảm các triệu chứng bệnh và tác dụng phụ, thì việc điều trị tại nhà và thay đổi lối sống phù hợp cũng giúp cuộc sống trở nên dễ dàng, thoải mái hơn:
Chế độ ăn uống khỏe mạnh
Thay đổi chế độ ăn uống lành mạnh có thể giúp việc hấp thụ thuốc hiệu quả hơn và các triệu chứng bệnh trở nên dễ chịu hơn, chú ý tránh các thức ăn kết hợp với thuốc gây tác dụng phụ. Tránh ăn các thức ăn giàu protein, uống nhiều nước tinh khiết, ăn các thức ăn giàu chất xơ bao gồm các loại gạo, ngũ cốc, trái cây, rau củ quả và các thức ăn giàu omega-3.
Tập luyện
Việc tập luyện có thể gia tăng độ khỏe, dẻo dai cho cơ, khiến tâm trạng vui vẻ, giảm muộn phiền, lo âu. Đi bộ hàng ngày, làm vườn, bơi lội, khiêu vũ, tập các bài thể dục giúp co giãn cơ, yoga,… có thể giúp ích cho cơ của người bệnh.
Vật lý trị liệu cũng giúp người bệnh kiểm soát được các triệu chứng vận động, mở rộng mức độ vận động, gia tăng cân bằng.
Lưu ý tránh các động tác quá nhanh. Khi đi bộ, đặt gót chân xuống nền trước, nhìn về phía trước, tránh nhìn trực tiếp xuống đất.
Tránh ngã
Vào giai đoạn sau của bệnh, người bệnh dễ trở nên mất thăng bằng và bị ngã. Người bệnh dễ mất thăng bằng và bị ngã chỉ bởi một sự đẩy hoặc va chạm nhỏ. Những gợi ý sau đây có thể giúp ích để giảm thiểu việc ngã:
- Tạo kiểu xoay chữ U khi xoay người thay vì dồn trọng tâm lên chân.
- Phân bố trọng lượng vào giữa hai chân và tránh cúi, ngả.
- Tránh mang vác đồ vật khi đi.
- Tránh đi giật lùi.
Liệu pháp ngôn ngữ
Liệu pháp ngôn ngữ có thể giúp người bệnh cải thiện sự nghẹn và có thể được khuyến cáo thay đổi chế độ cho người bệnh có vấn đề về nuốt được thuận lợi hơn. Liệu pháp nói có thể giúp người bệnh bị nghẹt lời, nói líu ríu, khàn giọng hoặc những vấn đề trong lời nói trở nên được trong và thoải mái hơn.
Sống cùng bệnh Parkinson không phải là việc dễ dàng, nhưng chỉ với việc tạo ra những thay đổi nhỏ trong cuộc sống cũng có thể tạo nên sự khác biệt lớn. Những thay đổi này sẽ giúp người bệnh sống một cuộc sống đầy đủ nhất và vẫn có thể duy trì cả công việc và đời sống xã hội.
Ngân Giang H+ (Theo Mayoclinic, HealthinAging)
Bình luận của bạn