Kẽm là một chất khoáng vi lượng thiết yếu cho sức khỏe con người
Trẻ em thiếu kẽm sẽ chậm dậy thì
Cảnh báo: Hơn 80% phụ nữ thiếu kẽm
3 món ăn giúp bổ sung kẽm
Bổ sung kẽm cho trẻ thế nào?
Chức năng nhận thức kém:
Thiếu kẽm làm suy giảm chức năng nhận thức và thần kinh
Kẽm đóng vai trò quan trọng trong việc ghi nhớ. Thiếu kẽm sẽ làm cản trở các kỹ năng nhận thức và làm tổn thương hệ thống thần kinh. Thiếu kẽm cũng sẽ gây ra rối loạn giấc ngủ, tỉnh giấc nhiều lần trong đêm. Suy nhược thần kinh, rối loạn cảm xúc, suy yếu hoạt động của não, chậm chạp, hoang tưởng, khó kiểm soát về lời nói, chậm phát triển...
Các vấn đề da:
Kẽm cũng là dưỡng chất cần thiết để bảo vệ da
Thiếu kẽm cũng ảnh hưởng đến da của bạn. Tình trạng thiếu kẽm có thể dẫn đến việc xuất hiện mụn trứng cá, bệnh vẩy nến, vảy da và da nổi mụn nhọt. Bên cạnh đó, kẽm là chất rất cần thiết để chữa lành các vết thương trên da. Thậm chí, kẽm còn giúp bảo vệ da khỏi các tia cực tím, tia tử ngoại có hại.
Suy giảm thị lực:
Thiếu kẽm sẽ làm suy giảm thị lực
Kẽm rất cần thiết cho việc cải thiện thị lực. Nó giúp bảo vệ mắt và làm giảm nguy cơ bệnh quáng gà. Một nghiên cứu đã tìm thấy rằng, thiếu kẽm dẫn đến tình trạng thoái hóa điểm vàng, đây là một trong những nguyên nhân gây suy giảm thị lực.
Yếu xương:
Thiếu kẽm cũng có thể là nguyên nhân gây ra các bệnh về xương khớp
Kẽm là dưỡng chất rất nhiều để duy trì xương chắc khỏe. Nó kích thích sự hình thành xương. Vì vậy, thiếu kẽm sẽ dẫn đến tình trạng đau khớp và xương yếu.
Bên cạnh đó, bạn có thể lựa chọn sử dụng thêm các sản phẩm thực phẩm chức năng để bổ sung dưỡng chất quan trọng này cho cơ thể. Tuy nhiên cần tìm hiểu kỹ thông tin về các sản phẩm cũng như tham khảo ý kiến bác sỹ trước khi sử dụng các loại sản phẩm này.
Bình luận của bạn