Thói quen bài tiết nước tiểu có ảnh hưởng không nhỏ tới sức khỏe
Trẻ uống nước đá có hại không?
Cách để uống nhiều nước hơn mỗi ngày
Dấu hiệu bạn nên đi kiểm tra chức năng thận
Màu sắc nước tiểu cảnh báo gì về sức khỏe của bạn?
Thói quen nhịn tiểu
Bàng quang có thể căng ra để chứa nhiều nước tiểu hơn, cho đến khi có thể đi vệ sinh. Do đó, một hoặc hai lần nhịn tiểu là chuyện khó tránh khỏi, nhất là khi bạn đang tắc đường, đang kẹt trong rạp chiếu phim…
Tuy nhiên, biến việc nhịn tiểu thành thói quen, hoặc cố tình nhịn tiểu lâu hơn cần thiết có thể dẫn đến nhiều vấn đề sức khỏe, trong đó có nhiễm trùng đường tiết niệu. Bàng quang khi bị căng dễ bị nhiễm trùng, tạo môi trường cho vi khuẩn nhân lên nhanh chóng. Bàng quang phải giãn lâu ngày cũng khó có thể trở về hình dạng ban đầu, dẫn đến suy giảm chức năng.
Đi tiểu không hết
Tương tự, nếu bạn không tiểu hết (tức trút sạch nước khỏi bàng quang), nguy cơ nhiễm trùng đường tiết niệu cũng tăng cao. Đây có thể là biểu hiện do tắc nghẽn nước tiểu, hoặc do yếu tố thần kinh (khiến tính hiệu từ não bộ tới bàng quang gặp cản trở).
Nếu bạn nhận thấy cảm giác đi tiểu mà không hết, bạn nên trao đổi với bác sỹ tiết niệu. Tình trạng bí tiểu cấp tính có thể gây đau, sưng bụng dưới, tiểu rắt, buồn tiểu liên tục…
Nhầm lẫn bàng quang tăng hoạt với bàng quang nhỏ
Theo các chuyên gia tiết niệu, nhiều người đi tiểu nhiều lần trong ngày và nghĩ rằng mình có bàng quang nhỏ hơn bình thường. Trong khi đó, đây có thể là biểu hiện của chứng bàng quang tăng hoạt hoặc vấn đề về tiền liệt tuyến ở nam giới.
Người bị bàng quang tăng hoạt có thể gặp các biểu hiện: Cảm thấy đột ngột muốn đi tiểu và sợ bị rò rỉ nước tiểu; Tiểu gấp ngay khi vừa có cảm giác buồn tiểu; Đi tiểu thường xuyên, trên 8 lần trong 24 giờ; Thức dậy hơn 2 lần trong đêm để đi tiểu. Nếu bạn nhận thấy mình đi tiểu quá thường xuyên, hãy thăm khám sớm.
Gây gánh nặng cho bàng quang bằng đồ uống có cồn, caffeine
Thức uống chứa cồn và caffeine đều có tính lợi tiểu, khiến bạn phải đi tiểu nhiều lần, thậm chí gây ra khó chịu, đau đớn. Bên cạnh đó, cơ thể không được bù đắp đủ nước sau khi đi tiểu có thể dẫn đến sỏi thận.
Nếu bạn uống rượu bia, cà phê quá gần giờ ngủ, việc buồn tiểu có thể cản trở chất lượng giấc ngủ về đêm. Người mắc chứng bàng quang tăng hoạt cũng cần tránh sử dụng thức uống chứa caffeine và cồn. Nước tiểu đậm màu là dấu hiệu bạn cần uống nước nhiều hơn.
Không kiểm tra sức khỏe đường tiết niệu định kỳ
Nhiễm trùng đường tiết niệu có thể xảy ra khi vi khuẩn xâm nhập vào niệu đạo, tấn công bàng quang và thận. Triệu chứng phổ biến là tiểu buốt, đi tiểu thường xuyên, nước tiểu có màu hoặc mùi hôi.
Đây là vấn đề thường gặp ở phụ nữ do niệu đạo ngắn hơn nam giới. Bệnh có thể điều trị kịp thời với thuốc kháng sinh, nhưng cũng dễ gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm. Các chuyên gia khuyến cáo, bạn nên kiểm tra sức khỏe đường tiết niệu, thăm khám định kỳ hàng năm để phát hiện sớm các bệnh lý dẫn đến nhiễm trùng đường tiết niệu.
Chủ quan khi nước tiểu có màu hồng
Màu sắc nước tiểu có thể phản ánh một số thực phẩm (như củ dền), vitamin và thực phẩm bổ sung mà bạn sử dụng. Tuy nhiên, nếu bạn thấy nước tiểu có màu ngả hồng hoặc đỏ bất thường, đây có thể là dấu hiệu cần thăm khám sớm. Nhiễm trùng đường tiết niệu, bệnh thận, sỏi thận, chấn thương… đều có thể gây ra hiện tượng này.
Uống vitamin C liều cao liên tục
Lạm dụng vitamin C liều cao có thể dẫn đến sỏi thận. Theo khuyến cáo, bạn không nên bổ sung quá 90mg vitamin C mỗi ngày, do thừa vitamin C cũng không đem lại lợi ích gì với hệ miễn dịch. Thậm chí, vitamin C dư thừa được thải qua nước tiểu dưới dạng oxalate - yếu tố quan trọng để hình thành nên sỏi thận calci oxalate.
Nếu bạn thường xuyên ăn rau củ quả tươi, không nên tự ý bổ sung vitamin C đường uống nếu không có chỉ định của bác sỹ.
Bình luận của bạn