Trẻ uống nước đá có hại không?

Nước đá có ảnh hưởng đến đường hô hấp, tiêu hóa của trẻ?

Thói quen uống nước đá vào mùa Hè có thể gây hại cho sức khỏe thế nào?

Bé nhà bạn có đang bị mất nước?

5 thức trà thảo dược giúp cải thiện cơn đau viêm họng cấp

Trẻ nhỏ bị đau họng nên uống gì?

Theo nghiên cứu được đăng trên Tin tức Y khoa hôm nay (Medical News Today) của Anh, uống nước đá vào ngày nóng rất kích thích nhưng thức uống này có một số tác dụng phụ, không chỉ làm tổn thương cổ họng của trẻ mà còn có thể khiến trẻ gặp phải nhiều vấn đề về sức khỏe sau đây:

Tổn thương cổ họng

Uống nước lạnh có thể làm tăng nguy cơ trẻ bị viêm họng. Tuy không có bằng chứng khoa học nào liên quan đến việc uống nước đá với bệnh viêm họng, nhưng nước đá có thể làm xung huyết niêm mạc đường hô hấp. Niêm mạc đường hô hấp là "lá chắn" bảo vệ mô và niêm mạc họng chống lại nhiễm trùng. Khi lớp màng bảo vệ bị xung huyết, họng dễ tiếp xúc với các tác nhân gây viêm nhiễm, khiến vi khuẩn, virus dễ dàng bám vào thành họng và gây bệnh.

Táo bón

Nước đá làm cho các thực phẩm có trong hệ tiêu hóa trở nên cứng hơn, do đó khó tiêu hóa hơn. Ngoài ra, ruột cũng co lại khiến đại tiện khó khăn hơn. Ruột bị kích thích có thể dẫn đến tiêu chảy, đau bụng hoặc táo bón (dù không xảy ra với tất cả mọi người). Vì vậy, nên lưu ý phản ứng của cơ thể với đồ uống có đá.

Tiêu hóa chậm lại

Khi trẻ uống nước lạnh, cơ thể sẽ cố gắng thích nghi với sự thay đổi nhiệt độ để duy trì sự cân bằng, do đó ảnh hưởng đến mức năng lượng dành cho quá trình tiêu hóa để hấp thu chất dinh dưỡng.

Bạn nên cho trẻ uống nước ấm sau mỗi bữa ăn để giúp thức ăn dễ dàng đi qua đường tiêu hóa và tránh táo bón. Trong các nền văn hóa phương Đông, mọi người có xu hướng uống trà sau ăn.

Cản trở hydrat hóa

Nên cho trẻ uống nước ở nhiệt độ phòng

Nên cho trẻ uống nước ở nhiệt độ phòng

Hydrat hóa là quá trình bổ sung các phân tử nước vào các hợp chất hữu cơ. Uống đủ nước sẽ tạo điều kiện cho các phản ứng hydrat hóa được diễn ra nhiều hơn nhằm bổ sung nước cho các cơ quan trong cơ thể. Đá viên không có nhiều nước và việc cho đá vào nước không làm tăng tốc độ hydrat hóa.

Dù không có nghiên cứu liệu nước đá có hydrat hóa hay không, nhưng các chuyên gia thường đồng ý rằng nước ở nhiệt độ phòng sẽ hydrat hóa tốt hơn. Hơn nữa, các vận động viên và chuyên gia thể hình có xu hướng dùng nước mát ở nhiệt độ phòng khi tập luyện để giữ cho cơ bắp ngậm nước. Ngoài ra, nước đá làm các mạch máu xung quanh ruột co lại, khiến quá trình hydrat hóa chậm lại.

Mất năng lượng

Ban đầu, nước đá có thể giúp trẻ dễ chịu để giải tỏa cơn khát, nhưng thực tế, thường xuyên uống nước đá có thể làm cạn kiệt năng lượng của trẻ. Điều này là do cơ thể sẽ mất nhiều năng lượng để cố gắng kiểm soát thân nhiệt của trẻ và đưa thân nhiệt trở lại bình thường. Nước lạnh cũng làm cứng chất béo trong cơ thể khiến cơ thể trẻ phải làm việc nhiều hơn để xử lý chất béo.

Giảm nhịp tim

Nước đá có thể khiến nhịp tim của trẻ chậm

Nước đá có thể khiến nhịp tim của trẻ chậm

Nghiên cứu cho thấy uống nước đá làm chậm nhịp tim và kích hoạt dây thần kinh phế vị. Dây thần kinh phế vị hoạt động để điều chỉnh các chức năng cơ thể không chủ đích, là phần cơ bản của hệ thần kinh. Dây thần kinh kiểm soát nhịp tim, nhịp thở và tiêu hóa cũng như các hành động phản xạ khác như nuốt, hắt hơi, ho và nôn. Do đó, nhiệt độ thấp từ nước đá sẽ ảnh hưởng đến chức năng của dây thần kinh, dẫn đến giảm nhịp tim và các biến chứng khác đối với hệ thần kinh của trẻ.

Buốt não, đau đầu (brain freeze)

Khi trẻ uống một ngụm nước đá lạnh có thể dẫn đến cảm giác buốt não, gây đau đầu tạm thời trong vài phút. Cảm giác này cũng tương tự như khi mới ăn kem hoặc ăn đá viên. Nước đá lạnh ảnh hưởng đến các dây thần kinh nhạy cảm ở cột sống, dây thần kinh này sẽ gửi tín hiệu đến não và do đó gây đau đầu.

Do đó, để đảm bảo an toàn cho con trẻ, cha mẹ nên hạn chế cho trẻ uống nước đá hay nước lạnh. Các bác sĩ khuyên các bậc phụ huynh nên cho trẻ uống nước ở nhiệt độ phòng để cơ thể hấp thu nước nhanh chóng và được bù nước.

 
Nguyễn Thanh (Theo Moms)
Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Yêu trẻ