Kiểm soát cân nặng: Thói quen tốt giúp bảo vệ gan

Kiểm soát cân nặng giúp giảm nguy cơ mắc gan nhiễm mỡ

Đái tháo đường: Đường huyết cao, nhiều biến chứng kiểm soát bệnh thế nào?

Rượu bia hủy hoại lá gan của bạn như thế nào?

5 lời khuyên bạn nên áp dụng để tăng cường sức khỏe cho lá gan

Chế độ dinh dưỡng cho người gan nhiễm mỡ

Mối liên hệ giữa cân nặng và sức khỏe gan

Theo bác sĩ Arvinder S. Bhinder – chuyên gia ung thư tại hệ thống bệnh viện OhioHealth (Mỹ), từ 17 năm kinh nghiệm điều trị bệnh nhân ung thư gan, ông nhận ra tầm quan trọng của cân nặng với sức khỏe gan.

 

BMI = cân nặng (kg)/chiều cao² (m). Tổ chức Y tế Thế giới định nghĩa phạm vi cân nặng khỏe mạnh là chỉ số BMI từ 18,5 đến 24,9.

Nếu bạn muốn lá gan khỏe mạnh, BS. Bhinder khuyến nghị duy trì chỉ số khối cơ thể (BMI) ở ngưỡng lành mạnh, tức dưới 25. Chỉ số BMI tăng cao có liên quan tới nhiều vấn đề sức khỏe, trong đó có bệnh gan nhiễm mỡ.

Để giữ cân nặng lý tưởng, bạn cũng cần lối sống lành mạnh ở cả thói quen ăn uống và tập thể dục đều đặn. Về dinh dưỡng, BS. Bhinder gợi ý hạn chế ăn thực phẩm giàu chất béo, dầu mỡ như thực phẩm “siêu chế biến”. Chế độ ăn nhiều chất béo bão hòa có liên quan mật thiết tới những tổn thương tại gan.

Trái lại, bạn nên ăn thực phẩm giàu chất béo không bão hòa như các loại hạt, quả bơ, dầu olive để bảo vệ chức năng gan. Bác sĩ Bhinder cũng khuyến nghị bạn hạn chế uống rượu bia.

Chế độ ăn uống và luyện tập khoa học góp phần giúp bạn kiểm soát cân nặng và bảo vệ sức khỏe gan

Chế độ ăn uống và luyện tập khoa học góp phần giúp bạn kiểm soát cân nặng và bảo vệ sức khỏe gan

Gan nhiễm mỡ là tình trạng mô gan tích tụ quá nhiều chất béo có thể dẫn đến hiện tượng viêm. Nếu không được điều trị kịp thời, bệnh lý này có thể tiến triển thành xơ gan, thậm chí là suy gan nghiêm trọng. Hiện không có loại thuốc đặc trị nào có thể giảm lượng mỡ trong gan. Vì vậy, BS. Bhinder nhấn mạnh một lần nữa tầm quan trọng của việc giữ cân nặng ở ngưỡng khỏe mạnh.

Những tổn thương do gan nhiễm mỡ giai đoạn sớm có thể đảo ngược phần nào nhờ lối sống và dinh dưỡng lành mạnh. Ở những giai đoạn muộn, tuy không thể khắc phục tổn thương tại gan, người bệnh vẫn có nhiều biện pháp ngăn bệnh trở nặng.

Người bị xơ gan hoặc viêm gan C cần tầm soát ung thư gan định kỳ 1-2 lần/năm để sớm có biện pháp phòng ngừa.

Để phòng tránh giai đoạn nguy hiểm này, tốt hơn hết, ngay từ sớm, bạn nên thực hiện các thói quen lành mạnh góp phần kiểm soát cân nặng và BMI hợp lý.

Dấu hiệu chức năng gan suy giảm

Gan là cơ quan thực hiện đồng thời nhiều chức năng như: Đào thải độc tố, sản xuất mật, dự trữ vitamin và khoáng chất, chuyển hóa, hỗ trợ miễn dịch. Do đó, khi gan gặp vấn đề, cơ thể xuất hiện một vài triệu chứng như: Mệt mỏi, buồn nôn, chán ăn, sụt cân, vàng da, đau bụng trên bên phải.

Ngoài ra, gan bị tổn thương kéo theo sự sụt giảm các tế bào bạch cầu và tiểu huyết cầu, làm hệ miễn dịch suy giảm.

Những dấu hiệu trên đôi khi mơ hồ và khó theo dõi. Vì vậy, nếu nhận thấy chúng xuất hiện thường xuyên, bạn nên thăm khám sớm để tìm ra nguyên nhân.

 
Quỳnh Trang (Theo Parade)
Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Tiêu hóa