Thừa protein ở trẻ gây loãng xương, suy thận
Cảnh báo: Không nạp đủ protein sẽ dẫn đến teo cơ
8 uy lực của protein đối với cơ thể sống
Những món ăn kiêng nào giàu protein?
Đi ngoài ra máu vì uống thực phẩm chức năng?
Protein hay còn gọi là đạm, là hợp chất hữu cơ đặc biệt, thành phần không thể thiếu được của mọi cơ thể sống. Nó cung cấp cho cơ thể từ 10 - 15% năng lượng sống và là hợp chất cần thiết để cơ thể sinh trưởng và phát triển.
Trên thị trường có rất nhiều thực phẩm chức năng (TPCN) bổ sung protein dạng bột tiện lợi cho mẹ sử dụng, như: Whey protein, casein protein, bột lòng trắng trứng, bột đậu nành, bột quả dầu gai... Tuy nhiên, trẻ cần liều lượng bao nhiêu và sử dụng như thế nào mới tốt cho sức khỏe, nhiều mẹ còn chưa hiểu rõ.
Trẻ em thực sự cần bao nhiêu protein?
Theo Viện Nghiên cứu Y khoa Mỹ, lượng protein cơ thể cần mỗi ngày khác nhau theo tuổi tác:
Trẻ dưới 10 tuổi: 10gr/ngày
Trẻ từ 10 - 13 tuổi: 34gr/ngày
Nữ từ 14 – 18 tuổi: 46gr/ngày
Nam từ 14 – 18 tuổi: 52gr/ngày
Theo chuyên gia sức khỏe Elaine Gordon, một số loại bột protein cung cấp ít nhất 80gr protein cho mỗi khẩu phần. Lượng protein này quá nhiều so với nhu cầu của một đứa trẻ. Vì vậy, trẻ em chỉ nên nhận protein từ thực phẩm tự nhiên thay vì bột protein.
Barbara Lewin - Chuyên gia dinh dưỡng thể thao đã làm việc lâu năm với các vận động viên chuyên nghiệp Olympic, giải thích: “Để thêm 1 pound cơ bắp (khoảng 450gr), cơ thể cần bổ sung thêm 10 - 14gr protein mỗi ngày”. Trẻ có thể hoàn toàn nạp thêm lượng protein như vậy qua thực phẩm, đặc biệt là sữa chua, thịt cá và trứng. Nếu con của bạn đã được ăn 3 bữa mỗi ngày với một chế độ ăn khoa học, bổ dưỡng, thì chúng hoàn toàn không phải bổ sung thêm bột protein.
Nguy hại khi thừa protein
Hầu hết các chuyên gia dinh dưỡng và sức khỏe đều cho rằng, đối với trẻ em, bột protein dường như là không cần thiết. Thậm chí, nếu lượng protein nạp vào cơ thể quá nhiều có thể ảnh hưởng xấu tới sức khỏe của trẻ:
Mất nước, rối loạn điện giải: Thừa protein dẫn tới sự tích tụ ketone rất độc hại gây hại cho thận. Lúc này, thận phải làm việc hết công suất để bài tiết các chất này, song song với đó, cơ thể cũng sẽ mất một lượng nước tương ứng để lọc thận, dẫn đến hiện tượng cơ thể bị mất nước nghiêm trọng.
Suy giảm chức năng thận: Protein dư thừa được lọc từ máu qua thận và đưa vào nước tiểu để đào thải. Theo thời gian, hoạt động này sẽ gây căng thẳng cho thận, dẫn tới suy giảm chức năng thận và khiến bạn bị các bệnh về thận.
Loãng xương: Khi nạp quá nhiều protein vào cơ thể sẽ sản sinh nito, ure và acid uric. Những chất này làm tăng acid uric trong máu, khiến độ pH tăng lên. Lúc này, cơ thể phải huy động calci từ xương để tạo thành phosphate calci, nó có tác dụng kiềm hóa và duy trì độ pH được duy trì ở mức ổn định. Vì calci bị rút từ xương ra nên sẽ gây xốp xương, loãng xương.
Béo phì, lão hóa nhanh: Protein dư thừa thường được chuyển hóa thành chất béo thay vì tăng khối lượng cơ bắp và gây béo phì. Cùng với việc cơ thể ngày càng phát tướng thì làn da cũng bị chùng nhão và khiến bạn trông già đi rõ rệt.
Bên cạnh đó, ăn nhiều quá nhiều protein còn có thể dẫn tới táo bón, các rối loạn chức năng tự miễn, viêm khớp, tâm thần phân liệt, xơ vữa động mạch, bệnh tim và ung thư…
Bình luận của bạn