Thực phẩm biến đổi gene nào an toàn?

Việt Nam mới chỉ chính thức công nhận 2 giống ngô được đưa vào gieo trồng là giống ngô cấy gene BT và GT (Ảnh minh hoạ)

Cà chua biến đổi gene chưa có ở Việt Nam

​Nên buộc dán nhãn thực phẩm biến đổi gene

Những thí nghiệm biến đổi gene điên rồ nhất trong lịch sử

Mỹ: Xem xét cấp phép tiêu thụ cho cá hồi biến đổi gene

Hoàn thành khung pháp lý về cây trồng biến đổi gene

Cây trồng biến đổi gene khác gì?

Theo giáo sư Lê Đình Lương - Chủ tịch Hội di truyền học Việt Nam - cây trồng biến đổi gene bắt nguồn từ một cây truyền thống và chọn lọc giống có chất lượng cao nhất, sau đó thêm vào hoặc sửa đổi 1-3 gene theo hướng cần thiết như gene BT (gene kháng sâu đục thân), GT (gene chịu được thuốc trừ cỏ). Nhờ đó, loại cây này đem lại năng suất tốt, chất lượng cao hơn, giảm chi phí chăm bón.

Đồng quan điểm, giáo sư Nguyễn Lân Dũng - Chủ tịch Hội các ngành sinh học Việt Nam cũng cho hay cây trồng biến đổi gene không làm tăng hoặc biến đổi các thành phần dinh dưỡng

Theo ông, Việt Nam mới chỉ chính thức công nhận 2 giống ngô được đưa vào gieo trồng là giống ngô cấy gene BT và GT. Ngoài ra, nước ta cũng nhập khẩu ngô và đậu tương biến đổi gene. 

Nếu chỉ quan sát bằng mắt thường, chúng ta khó phân biệt đâu là cây trồng biến đổi gene và loại bình thường. Tuy nhiên giáo sư cho biết hiện nay chúng ta ăn trực tiếp thực phẩm biến đổi gene rất ít, chủ yếu làm thức ăn cho gia súc.

Theo giáo sư Nguyễn Lân Dũng các loại cây khác, ví dụ như cà chua đen đang gây sốt trên thị trường, không phải là thực phẩm biến đổi gene. Do đó, tính an toàn và giá trị dinh dưỡng sẽ không được đảm bảo.

Thực phẩm biến đổi gene có khả năng gây hại?

Như đã nói, cây trồng biến đổi gene sẽ được thêm vào các gene chống sâu bọ. Điều này khiến nhiều người lo ngại rằng liệu chất độc đó có gây hại cho con người.

Tuy nhiên, giáo sư Nguyễn Lân Dũng cho biết: “Gene độc cấy vào cây trồng để diệt sâu hại (gene BT) hình thành trong tinh thể hình quả trám. Bản chất của nó là protein, chỉ vỡ ra ở điều kiện pH=9 (rất kiềm). Ruột người, trâu bò, lợn gà đều không có pH kiềm này. Ngược lại, trong bộ máy tiêu hóa của côn trùng gây hại có kiềm, nó sẽ chết vì tinh thể độc vỡ ra ở ruột”.

Vị chuyên gia cũng khẳng định những thông tin thực phẩm biến đổi gene làm ảnh hưởng đến giới tính, gây bệnh ung thư, phát triển dị dạng... đều chỉ là truyền miệng, nhảm nhí.

"Cây trồng hay thực phẩm biến đổi gene bằng công nghệ sinh học hiện đại là một cách có ích và hợp lý. Chúng không có chất độc và cũng chưa gây hại cho người. Trình độ khoa học của Việt Nam thấp hơn nhiều so với các nước khác như Mỹ, Anh… nhưng các thực phẩm biến đổi gene cho phép sử dụng đều đã qua kiểm nghiệm”, GS.TS Nguyễn Lân Dũng nói.

GS.TS Lê Huy Hàm - Viện trưởng Viện Di truyền nông nghiệp Việt Nam cho biết, các nước ở châu Mỹ đã sử dụng cây trồng biến đổi gene từ năm 1996 và đến nay chưa có ghi nhận nào về tác hại đối với sức khỏe con người.

“Ở Việt Nam, chúng ta áp dụng cơ chế an toàn, đặc biệt trong nhập khẩu, sử dụng thực phẩm biến đổi gene. Ngoài việc cơ quan có cây trồng biến đổi gene phải cung cấp đầy đủ mọi hồ sơ còn phải cung cấp giấy chứng nhận đã có 5 quốc gia phát triển cho dùng sản phẩm biến đổi gene này làm thực phẩm hay làm thức ăn chăn nuôi. Do vậy, những thực phẩm biến đổi gene thiếu an toàn không thể du nhập vào Việt Nam”, GS. TS Lê Huy Hàm khẳng định.

Tuy nhiên, các chuyên gia cho rằng bà con ưu tiên trồng giống cây được cấy gene BT ở các vùng, vụ có áp lực cao về sâu đục thân, còn lại vẫn nên dùng giống truyền thống.

Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Dinh dưỡng