Thực phẩm cải thiện chứng rụng tóc

Rụng tóc do gia tăng hormone dihydrotestosterone (DHT) xảy ra ở cả hai giới

Trị rụng tóc không khó nhờ tác dụng của trái chuối

Làm sao khắc phục tình trạng rụng tóc sau sinh?

Stress ảnh hưởng đến cơ thể như thế nào?

Thiếu sắt có dẫn đến rụng tóc, hói đầu?

Dihydrotestosterone (DHT), một sản phẩm phụ của testosterone có thể gây ra hiện tượng rụng tóc ở nam giới và nữ giới. Nang tóc nhạy cảm với DHT có xu hướng co lại theo thời gian, khiến sợi tóc ngày càng mảnh và rụng vĩnh viễn. Đặc điểm rụng tóc do sự gia tăng DHT là tóc trở nên thưa dần trên toàn bộ da đầu, chủ yếu ở vùng đỉnh.

Cơ thể con người tự chuyển hóa khoảng 5% testosterone thành DHT nhờ enzyme 5-alpha reductase. Một số thực phẩm dưới đây được cho là có thể cản trợ hoạt động của enzyme này, từ đó ngăn cản sản xuất DHT và cải thiện chứng rụng tóc.

Trà xanh

Trong trà xanh có nhiều chất chống oxy hóa, một trong số đó là epigallocatechin gallate (EGCG). Hợp chất này có công dụng giảm cân, bảo vệ tim mạch và não bộ. Ngoài ra, EGCG còn được chứng minh có khả năng bảo vệ các nang tóc khỏi hiện tượng rụng tóc do DHT.

Dù hiệu quả chống rụng tóc của chiết xuất trà xanh (chứa hàm lượng EGCG cao) còn cần nghiên cứu thêm, bạn có thể uống trà xanh thường xuyên hơn để cải thiện sức khỏe nói chung, đồng thời giảm rụng tóc.

Dầu dừa

Dầu dừa là nguyên liệu phổ biến trong nấu ăn, mỹ phẩm làm đẹp da và chăm sóc sóc. Trong dầu dừa có hàm lượng cao chất béo trung tính chuỗi trung bình (MCT). Trong các nghiên cứu trên động vật, MCT có khả năng ngăn chặn sản xuất DHT khi được sử dụng qua đường ăn uống. Dù chưa có nhiều nghiên cứu trên người, bạn có thể sử dụng dầu dừa như một nguyên liệu nấu ăn tốt cho sức khỏe.

Hành tây

Quercetin trong các loại hành có tiềm năng giảm rụng tóc do gia tăng DHT

Hành tây chứa nhiều quercetin, chất có khả năng giảm mất cân bằng oxy hóa trong cơ thể và bất hoạt hóa enzyme 5-alpha reductase. Khi kết hợp với thuốc điều trị rụng tóc, quercetin cho thấy có thể hạn chế sản xuất DHT ở loài chuột.

Ngoài hành tây, nhiều loại rau củ khác cũng có hàm lượng quercetin cao như măng tây, rau chân vịt, rau cải xoăn, táo và quả mọng.

Nghệ

Nghệ được dùng như một loại dược liệu với khả năng giảm đau do bệnh cơ xương khớp, cải thiện cholesterol trong máu, kháng viêm. Những tính chất này là nhờ nồng độ cao hợp chất curcuminoid, đặc biệt là curcumin có trong nghệ. Các nghiên cứu tiền lâm sàng cho thấy curcumin có thể giảm nồng độ DHT bằng cách cản trở hoạt tính của enzyme 5-alpha reductase.

Hạt bí đỏ

Hat bí đỏ (bí ngô) chứa nhiều chất dinh dưỡng, trong đó có sắt, kẽm, magne và chất chống oxy hóa. Dầu hạt bí, khi kết hợp với một số hoạt chất khác có thể hạn chế chuyển hóa DHT từ testosterone, từ đó kích thích mọc tóc ở nam giới. Cung cấp đầy đủ kẽm và magne cho cơ thể cũng giúp bảo vệ nang tóc, khiến tóc mọc dày và bóng khỏe hơn.

Đậu nành

Không chỉ giàu chất xơ, đậu nành (đậu tương) còn chứa isoflavone, hợp chất có khả năng vô hiệu hóa 5-alpha reductase, giảm nồng độ DHT trong cơ thể. Trong đậu nành có thể chứa một số hoạt chất có thể kết hợp với isoflavone để tăng hiệu quả này. Một số loại đậu cùng họ như đậu edamame (đậu nành lông của Nhật Bản) cũng có thể giảm rụng tóc do nội tiết tố.

Lưu ý rằng đậu nành có thể suy giảm testosterone ở đàn ông nếu ăn quá nhiều. Do đó, nam giới nên thận trọng khi sử dụng các sản phẩm có chứa đậu nành để cải thiện chứng rụng tóc do DHT.

Những thực phẩm nêu trên đều có tiềm năng hỗ trợ điều trị rụng tóc bằng cơ chế giảm nồng độ DHT. Nếu bạn gặp tình trạng rụng tóc, hãy đến khám tại các cơ sở y tế để tìm ra nguyên nhân và điều trị theo chỉ định của bác sỹ. Một số thuốc điều trị rụng tóc có thể gây tác dụng phụ tiêu cực. Vì thế, bạn cần duy trì lối sống lành mạnh, chế độ dinh dưỡng khoa học và kiểm soát mức độ stress.

Quỳnh Trang H+ (Theo Healthline)
Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Kiến thức sống khỏe