- Chuyên đề:
- Tiêu hóa khỏe, trẻ ăn ngon
Táo bón kéo dài có thể khiến trẻ bị đau bụng, biếng ăn
6 loại trà thảo dược giúp cải thiện tiêu hóa
Bị táo bón có nhất thiết phải uống thuốc?
Trẻ bị táo bón: Nên bổ sung chất xơ thế nào và bao nhiêu là đủ?
11 món ngon giàu chất xơ giúp điều trị táo bón ở trẻ
Nguyên nhân gây táo bón ở trẻ
Nguyên nhân chính gây táo bón ở trẻ em là do chế độ ăn thiếu chất xơ và uống không đủ nước
Ở trẻ em, nguyên nhân gây táo bón thường gặp nhất là do chế độ ăn uống, sinh hoạt không hợp lý. Trẻ không uống đủ nước, chế độ ăn thiếu chất xơ hoặc ít vận động đều có thể bị táo bón. Nhóm chất xơ không hòa tan có trong nhiều loại rau củ giúp tăng thể tích phân, giúp phân mềm không cứng, tăng nhu động ruột. Nếu khẩu phần ăn thiếu chất xơ, trẻ sẽ dễ bị táo bón hơn.
Chế độ ăn thiếu chất xơ có thể khiến trẻ bị táo bón
Thức ăn sau khi được tiêu hóa và hấp thu ở ruột non, tới đại tràng phần lớn nước sẽ được hấp thu lại. Điều đó khiến phân khô, đóng thành khuôn và di chuyển tới trực tràng, chuẩn bị được thải ra bên ngoài. Nhưng nếu trẻ không vận động thường xuyên, quá trình di chuyển phân này sẽ bị chậm lại, phân sẽ ngày càng khô cứng, khó khăn cho việc đẩy phân ra ngoài gây táo bón
Thiếu nước có thể làm cho phân của trẻ khô hơn và khó di chuyển ra ngoài. Khi phân bị lưu tại đại tràng lâu, nó có thể khiến cơ ruột già dưới và trực tràng của trẻ bị giãn ra và yếu đi. Phân tồn đọng lâu ngày sẽ trở nên to và cứng hơn, mỗi lần đại tiện trẻ sẽ phải cố sức rặn, động tác này có thể khiến bé bị nứt kẽ hậu môn, chảy máu. Điều này có thể khiến bé sợ đi đại tiện và nó có thể làm cho tình trạng táo bón trở nên trầm trọng hơn.
Triệu chứng táo bón
Dựa vào số lần đi ngoài của trẻ trong 1 ngày, bố mẹ có thể xác định được trẻ bị táo bón hay không. Bố mẹ nên chú ý theo dõi và có biện pháp khắc phục sớm khi tần suất đại tiện của trẻ như sau:
- Trẻ sơ sinh tháng đầu tiên: Đi ngoài dưới 2 lần/ ngày.
- Trẻ lớn: Từ 3 ngày trở lên mới đi ngoài một lần.
Tuy nhiên, tần suất đi đại tiện chỉ là một yếu tố để nhận biết trẻ bị táo bón. Có những bé 2 - 3 ngày mới đi vệ sinh một lần nhưng phân vẫn xốp, mềm, đại tiện dễ dàng thì bố mẹ yên tâm rằng trẻ không bị táo bón.
Táo bón khiến trẻ gặp khó chịu mỗi lần đi vệ sinh
Do phân bị hấp thu lại một phần nước nên khi bị táo bón, phân trở nên rắn, khô, thường vón lại từng cục tròn nhỏ như phân dê, khiến bé đại tiện khó khăn, phải ngồi lâu, rặn nhiều gây đau rát hậu môn. Với những trường hợp nặng, phân của trẻ có thể dính máu.
Thuốc trị táo bón có an toàn với trẻ nhỏ?
Trẻ táo bón thường được điều trị bằng một số nhóm thuốc sau:
- Thuốc nhuận tràng dùng đường uống
Có rất nhiều loại thuốc nhuận tràng dạng này, với các cơ chế khác nhau chúng đều làm phân ẩm mềm hơn, tăng nhu động ruột, dễ dàng tống tháo phân ra ngoài.
Một số loại thuốc trong nhóm này có tác dụng khá chậm, bố mẹ cần cho trẻ dùng thuốc đều đặn trong vài ngày thì mới có kết quả. Thuốc nhuận tràng dùng đường uống không nên sử dụng lâu ngày vì nó có thể gây một số tác dụng phụ cho trẻ như: Đầy bụng, nghẽn ruột khi uống cùng không đủ nước; Đau bụng, tiêu chảy, rối loạn cân bằng nước và điện giải...
Cha mẹ không nên cho trẻ dùng thuốc nhuận tràng trong thời gian dài
- Thuốc thụt hậu môn
Đây cũng là một loại thuốc nhuận tràng nhưng với đường dùng khác. Thuốc có tác dụng làm mềm phân, gây trơn, thúc đẩy thải phân ra ngoài nhanh hơn. Thuốc có tác dụng khá nhanh, chỉ sau khoảng 15 – 30 phút trẻ có thể tống phân ra ngoài. Thuốc thụt được chỉ định cho trẻ trên 2 tuổi, với trẻ dưới 2 tuổi cần có chỉ định của bác sỹ và theo dõi kĩ biểu hiện của trẻ sau khi sử dụng.
Theo các chuyên gia, việc thụt hậu môn khá an toàn cho trẻ, tuy nhiên không nên sử dụng thường xuyên cho trẻ vì nó rất dễ khiến trẻ lệ thuốc vào thuốc, mất phản xạ đi vệ sinh tự nhiên. Ngoài ra, da và niêm mạc hậu môn của trẻ rất mỏng nên nhiều bé có thể bị kích ứng hậu môn, bé cảm giác bỏng rát, thậm chí chảy máu hậu môn
Vậy có cách nào khác giúp trẻ hết táo bón?
Thay vì lệ thuốc vào các loại thuốc nhuận tràng, bạn nên giúp trẻ điều chỉnh lại khẩu phần ăn, chế độ sinh hoạt, giúp trẻ uống đủ nước. Để hạn chế táo bón, bạn nên cho trẻ áp dụngchế độ ăn giàu chất xơ . Nên thêm các loại ngũ cốc nguyên hạt, rau và trái cây vào chế độ ăn uống của trẻ. Tập thể dục điều độ cũng giúp tăng cường hoạt động của hệ tiêu hóa và cải thiện táo bón.
Chế độ ăn giàu chất xơ giúp hạn chế tình trạng táo bón ở trẻ
Ngoài các loại thuốc trên, bạn cũng có thể sử dụng các loại “thuốc nhuận tràng tự nhiên” để giảm táo bón cho con như mận khô, nước ép mận hoặc nước ép lê… Uống đủ nước là một trong những cách đơn giản giúp giảm táo bón. Bạn cần tăng cường cho trẻ uống nước lọc tỷ lệ theo cân nặng (50 - 100ml nước trên mỗi kg cân nặng mỗi ngày), đặc biệt là cho trẻ uống nhiều nước hơn khi thời tiết nóng.
Ngoài việc tăng cường ăn các loại thực phẩm có hàm lượng chất xơ cao, thì để hạn chế táo bón bạn nên cho con đồng thời sử dụng thêm các chế phẩm bổ sung men vi sinh và chất xơ tự nhiên có hàm lượng cao và dễ hấp thu. Như sản phẩm cốm Bio-acimin Fiber kết hợp giữa các lợi khuẩn Lactobacilus acidophilus và Bifido bacterium và chất xơ hòa tan Synergy 1.
Trong đó, Synergy 1 là hỗn hợp 2 chất xơ hòa tan Inulin và FOS với tỉ lệ 1:1. Đây là những chất xơ hoà tan nổi tiếng trong y học với tác dụng phòng ngừa táo bón ở trẻ, và được chiết xuất từ rễ củ của cây rau diếp xoăn – một loại cây chứa hàm lượng chất xơ cao nhất trong tự nhiên.
Synergy 1 giúp xử trí táo bón ở trẻ bằng cách hút nước và trương nở tạo hệ gel nhớt làm tăng thể tích phân và kích thích nhu động ruột để đẩy phân ra ngoài. Hơn thế nữa, loại gel này làm chậm lại quá trình tiêu hóa và do đó quá trình hấp thụ thức ăn được thực hiện triệt để. Synergy 1 còn hỗ trợ hấp thu các chất độc có trong hệ tiêu hóa, chúng giúp các phản ứng trao đổi chất dễ dàng được thực hiện.
Ngoài ra, hỗn hợp chất xơ này khi ở trong ruột già còn được các vi khuẩn có lợi lên men sử dụng làm thức ăn, do đó thúc đẩy sự phát triển của hệ lợi khuẩn đường ruột. Các nghiên cứu đã chứng minh rằng, quá trình lên men này sản sinh ra các sản phẩm là các acid béo chuỗi ngắn (SCFA), giúp làm tăng hấp thu calci cũng như các khoáng chất ở đường tiêu hóa, giúp làm giảm tình trạng còi xương và suy dinh dưỡng ở trẻ.
Thanh Tú H+
Thực phẩm bảo vệ sức khỏe Bio-acimin Fiber – Bổ sung chất xơ tự nhiên Synergy1 và men vi sinh giúp giải quyết hiệu quả tình trạng táo bón ở trẻ:
Synergy1 là sự kết hợp hiệu quả giữa chất xơ hoà tan Inulin và FOS, được chiết xuất từ thực vật, khi được bổ sung vào đường tiêu hoá chúng hút nước, trương nở, tạo thành hệ gel nhớt làm mềm và tăng thể tích phân, kích thích nhu động ruột giúp đẩy phân ra ngoài dễ dàng.
Men vi sinh Lactobacilus acidophilus và Bifido bacterium là những chủng vi khuẩn có lợi ở đường ruột giúp cân bằng hệ vi sinh đường ruột, đảm bảo cho hệ tiêu hoá khoẻ mạnh.
Nhờ sự kết hợp của chất xơ tự nhiên Synergy1 và các men vi sinh, Bio-acimin Fiber giúp cải thiện hiệu quả tình trạng táo bón của trẻ nhờ 3 tác dụng:
+ Làm mềm và tăng thể thích phân
+ Kích thích nhu động ruột
+ Bảo vệ hệ tiêu hoá non nớt của trẻ.
Bio-acimin Fiber là giải pháp hiệu quả cho tình trạng táo bón ở trẻ em, giúp trẻ đi ngoài đều đặn và dễ dàng.
Bio-acimin Fiber là một dòng sản phẩm của thương hiệu Bio-acimin.
Thực phẩm này không phải là thuốc và không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh.
XNQC: 01305/2019/ATTP-XNQC
Hotline: 1900 6436
Website: www.bioacimin.com
Thương nhân sản xuất và chịu trách nhiệm về sản phẩm: CÔNG TY CP DƯỢC PHẨM QD-MELIPHAR
Địa chỉ: Duyên Trường, Duyên Thái, Thường Tín, Hà Nội
Website: ww.duocmelinh.com
Tiếp thị và phân phối: CÔNG TY CỔ PHẦN DƯỢC PHẨM VIỆT ĐỨC
Địa chỉ: Lô B10/D6 khu đô thị Cầu Giấy, P. Dịch Vọng, Q. Cầu Giấy, Hà Nội
Website: www.duocvietduc.com
Bình luận của bạn