Sợ đẻ: Sự ích kỷ cá nhân hay là bệnh lý?

Nhiều phụ nữ ám ảnh sợ hãi với việc sinh con quá mức thành bệnh lý mang tên Tokophobia

Giới trẻ ngày càng "ngại" sinh con - Vì đâu?

Việt Nam cần làm gì để cân bằng tỷ lệ sinh từ các kinh nghiệm quốc tế?

Giải pháp nào để tăng tỷ lệ sinh đã được các nước áp dụng?

Báo động tỷ lệ sinh thấp đáng lo ngại trên cả nước

Mang thai và sinh con là một trong các thiên chức cao cả của người phụ nữ. Tuy nhiên, ngày càng nhiều phụ nữ từ chối và thậm chí sợ hãi với thiên chức này. Điều nay đã đẩy tỷ lệ sinh ở các nước xuống thấp, thậm chí nhiều nơi còn không đạt mức sinh thay thế, ảnh hưởng đến sự ổn định dân số nói chung. Nhiều người cho đó là sự ích kỷ cá nhân, nhưng đâu biết rằng có một bệnh lý ở nữ giới mang tên: Hội chứng sợ sinh con

Hội chứng sợ sinh con là gì?

Mang thai là một sự thay đổi lớn về thể chất, tâm lý và xã hội trong cuộc đời mỗi người phụ nữ. Thay vì là một trải nghiệm vui vẻ, mang thai có thể trở thành một sự kiện đáng lo ngại và sợ hãi ở một số trường hợp và nỗi sợ hãi có thể mang một chiều hướng bệnh lý và trở thành một chứng rối loạn đáng được công nhận và điều trị. Phần lớn phụ nữ có thể đương đầu với nỗi sợ hãi và lo lắng bằng nỗ lực bản thân, hỗ trợ xã hội và trợ giúp y tế. Tuy nhiên, khi trở thành nỗi sợ bệnh lý - được biểu hiện một cách cực độ, phi lý và khó kiểm soát, trường hợp này được gọi là Tokophobia. Bệnh lý này còn có một số tên khác như “maieusiophobia” hoặc “parturiphobia” - đều có nghĩa liên quan đến việc sinh nở của phụ nữ. Bệnh lý này đã được mô tả từ năm 1897.

Tokophobia hay hội chứng sợ sinh con là thuật ngữ chỉ nỗi sợ hãi khi mang thai và sinh con ở phụ nữ vì một nguyên nhân nào đó. Các nhà khoa học đã tìm hiểu và chia bệnh lý này thành 2 nhóm: nguyên phát và thứ phát.

Tokophobia nguyên phát là chứng bệnh sợ sinh con ở một phụ nữ chưa từng có kinh nghiệm mang thai trước đó. Nỗi sợ sinh con có thể bắt đầu ở tuổi thiếu niên hoặc đầu tuổi trưởng thành. Trường hợp này, phụ nữ thường tìm mọi cách để trì hoãn việc mang thai.

Tokophobia thứ phát là nhóm xảy ra với những phụ nữ đã có trải nghiệm sinh nở trước đó. Đối với nhóm đối tượng này, bệnh phát triển sau trải nghiệm sản khoa đau thương trong lần mang thai trước, có thể cả với trường hợp sinh thường, sinh mổ hoặc đau đớn hơn là bị sảy thai, thai chết lưu. 

phụ nữ mắc Tokophobia thường tìm mọi cách để tránh Mang thai

Phụ nữ mắc Tokophobia thường tìm mọi cách để tránh mang thai

Biểu hiện & triệu chứng

Chứng sợ có bầu và sinh con được biểu hiện rõ nhất bởi cảm giác lo sợ quá mức về những vấn đề có liên quan đến sinh nở. Tuy đây được xem là đặc điểm tâm lý đặc trưng nhất của Tokophobia những nó không phải là dấu hiệu duy nhất để nhận biết. Các triệu chứng của hội chứng này cũng có phần tương tự như các vấn đề rối loạn tâm thần, điển hình nhất là trầm cảm và rối loạn lo âu. Một số biểu hiện thường gặp như:

  • Tránh quan hệ tình dục.
  • Luôn có xu hướng trì hoãn hoặc tránh mang thai mặc dù bản thân muốn có con.
  • Khắc phục những gì có thể “sai sót” trong quá trình sinh nở, chẳng hạn như cái chết của mẹ hoặc con hoặc dị tật bẩm sinh.
  • Cố gắng hết sức để tránh mang thai (có thể là tăng gấp đôi hoặc gấp ba phương pháp ngừa thai)
  • Mất ngủ hoặc gặp ác mộng.
  • Dao động về tâm trạng (Mood swing).
  • Các cơn hoảng loạn hoặc gia tăng các triệu chứng lo âu như mệt mỏi, lo lắng vô cớ hoặc đau đầu.
  • Yêu cầu sinh mổ (c-section) mà không có lý do y tế.
  • Các triệu chứng trầm cảm, chẳng hạn như mệt mỏi, đau nhức cơ thể, giảm cảm giác thèm ăn hoặc ham muốn tình dục hoặc mất hứng thú với các hoạt động từng yêu thích.

Mức độ lo lắng, sợ hãi của người mắc chứng sợ có bầu và sinh con sẽ có phần khác nhau trong mỗi trường hợp. Khi bị nặng, các biểu hiện sẽ rất rõ ràng và dễ nhận biết. Tuy nhiên, có những trường hợp nhẹ rất dễ nhầm lẫn với sự lo lắng, sợ hãi đó chỉ biểu hiện với tần suất thấp khiến nhiều người cho rằng đó chỉ là sợ lo sợ bình thường khi sinh nở. Vì vậy, để nhận biết sớm bệnh lý này, cần có sự thăm khám và chuẩn đoán cẩn thận từ những bác sỹ chuyên môn là chuyên gia sức khỏe về lĩnh vực tâm thần và trong một số trường hợp có thể là bác sỹ sản phụ khoa.

Vì sao phụ nữ mắc Hội chứng sợ sinh con?

Mang thai và lo lắng liên quan đến sinh nở là rất phổ biến ở phụ nữ. Các giả thuyết khác nhau được giới chuyên môn đưa ra để giải thích nỗi sợ sinh con, bao gồm:

  • Nỗi sợ về y tế: Đó thể là nỗi sợ hãi về lĩnh vực y tế nói chung, bao gồm sợ bác sĩ, bệnh viện, sợ đau... Nhóm người này có thể là nạn nhân của những sơ suất y tế, từng bị ngược đãi sức khỏe, gặp phải biến chứng do năng lực yếu kém của nhân viên y tế.
  • Trải nghiệm sinh nở trước đó: Nguyên nhân này thường gặp ở những người đã từng gặp những trải nghiệm đau thương hoặc khó khăn của lần sinh trước đó.
  • Các vấn đề về sức khỏe tâm thần: Chị em có tiền sử bị lo lắng, trầm cảm cũng có nguy cơ cao sợ Mang thai và sinh con.
  • Tác động từ bên ngoài: Tiếp cận những thông tin tiêu cực, như chia sẻ đau thương từ việc sinh đẻ từ bạn bè, người thân hay MXH,...

Tokophobia khiến cho nhiều chị em phụ nữ chấp nhận từ bỏ quyền được sinh con hoặc thậm chí không kết hôn vì tâm lý sợ hãi quá lớn. Một vài người có thể cố gắng trì hoãn việc sinh con dẫn đến nguy cơ đẻ muộn, làm ảnh hưởng đến sức khỏe của mẹ và bé dù thực tế là người bị tokophobia hoàn toàn không gây cản trở đến khả năng mang thai hay sinh con của bản thân. Chính vì thế, cần phải có biện pháp khắc phục và hỗ trợ càng sớm càng tốt để tránh được những tác động tiêu cực.

Hội chứng sợ sinh con là một nguyên nhân khiến nhiều phụ nữ từ chối thiên chức làm mẹ

Hội chứng sợ sinh con là một nguyên nhân khiến nhiều phụ nữ từ chối thiên chức làm mẹ

 
Link (Theo NCBI & Family)
Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Khỏe đẹp