Cha mẹ cần quan tâm tới sức khỏe tinh thần của trẻ
Cảnh giác với những biến chứng đái tháo đường ở da
Bài học kinh nghiệm nâng cao năng lực cạnh tranh trong ngành dược
Công thức bữa sáng nhanh với smoothie giàu protein cực tốt cho sức khỏe
Cảnh báo gia tăng các bệnh nhiễm trùng khó điều trị sau đại dịch COVID-19
Xin hãy nhớ, thầy thuốc không thể bỏ mặc bệnh nhân!
Hệ thống Giám sát Hành vi Rủi ro Thanh niên năm 2021 của Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh Hoa Kỳ (CDC), đã thực hiện cuộc phỏng vấn với hơn 5.000 thanh thiếu niên từ độ tuổi 11-17. Họ đặt các câu hỏi liên quan đến vấn đề sức khỏe tinh thần.
Khi nhận được kết quả, các chuyên gia đánh giá, có nhiều yếu tố khách quan tác động đến tâm lý trẻ, ví dụ: trạng thái căng thẳng, sự cô lập trong thời kỳ COVID-19, tin tức tiêu cực từ mạng xã hội… Bên cạnh đó, các hành vi bắt nạt và bị bắt nạt cũng tác động đến trạng thái tinh thần của thanh niên: 16% học sinh bị bắt nạt qua mạng điện tử có ý định tự tử, trong đó 20% là nữ sinh và 27% là thanh niên thuộc giới LGBTQ+. Ngày 9/3 vừa qua tại Bệnh viện Nhi Trung ương đã tiếp nhận trường hợp, bệnh nhân 12 tuổi có ý định tự tử vì thường xuyên bị bạo lực học đường.
CDC đã cung cấp số liệu tỷ lệ trẻ gặp các vấn đề về sức khỏe tinh thần ở Hoa Kỳ:
Học sinh trung học | Nữ sinh | LGBT | |
Thường xuyên buồn bã | 42% | 60% | 70% |
Có ý định tự tử | 22% | 30% | 45% |
Đã từng tự tử | 10% | 13% | 22% |
Cha mẹ có thể bỏ sót các dấu hiệu trầm cảm của trẻ hoặc hiểu sai mong muốn, thậm chí không quan tâm đến suy nghĩ, cảm xúc của con và luôn đề cập đến cụm từ “trẻ con thì biết cái gì”. Mặt khác, sự phát triển mạnh mẽ của mạng xã hội, cha mẹ khó có thể kiểm soát được thông tin tiêu cực tràn lan, ảnh hưởng tới nhận thức chưa đủ chín chắn của trẻ.
Cha mẹ cần làm gì để ngăn con có ý định tử tự?
1. Hãy quan tâm và nhận biết các dấu hiệu trầm cảm, để cùng con chữa lành.
Dấu hiệu được các chuyên gia chỉ ra bao gồm:
- Thành tích học tập đi xuống
- Thường xuyên cáu giận
- Không còn làm những việc đã từng là thói quen
- Khó khăn khi giao tiếp hoặc từ chối tham gia hội nhóm và tự cô lập bản thân
- Tỏ ra mệt mỏi, thờ ơ
- Thường xuyên phàn nàn
2. Hãy lắng nghe con tâm tư của con:
Khi con muốn chia sẻ câu chuyện của mình là thời điểm con đang yếu lòng, bạn cần lắng nghe, ở bên cạnh, hỏi han và đưa ra những lời khuyên giúp con có cái nhìn lạc quan, tích cực hơn.
3. Hãy cho con thoải mái trong khuôn khổ:
Giai đoạn dậy thì là giai đoạn con muốn ra ngoài tìm hiểu nhiều hơn, thỏa sức sáng tạo, tìm kiếm đam mê vì vậy việc đốc thúc, kiểm soát con có thể khiến trẻ khó chịu, dễ xảy ra bất mãn và xung đột. Khi tình trạng này tiếp diễn quá nhiều, sẽ hình thành sự ức chế trong con.
4. Thường xuyên trò chuyện cùng con:
Hãy đồng hành cùng con như một người bạn thân, thoải mái tâm sự, thể hiện cảm xúc của mình. Điều này sẽ giúp con mở lòng hơn với cha mẹ, giải tỏa những cảm xúc tiêu cực, buồn bã.
5. Gặp bác sỹ tâm lý:
Bạn có thể đưa con tới gặp bác sỹ tâm lý để con chữa lành những vết thương tinh thần. Hoặc giải quyết những vấn đề con khó nói với cha mẹ, bạn bè.
Bình luận của bạn