Trà tầm ma và 4 lợi ích cho sức khỏe

Trà tầm ma mang đến nhiều lợi ích cho sức khỏe khi sử dụng đúng cách

Khỏe bên trong đẹp bên ngoài với trà hoa đậu biếc

8 thực phẩm có nguy cơ cao gây ngộ độc thực phẩm

Giảm kháng insulin, ngừa bệnh mạn tính bằng trà trắng

Uống trà xanh giúp tóc chắc khỏe?

Trà tầm ma có nguồn gốc từ cây tầm ma (tên khoa học Urtica dioica), là loại cây bụi có xuất xứ từ Bắc Âu, châu Á và mọc hoang khá nhiều tại Việt Nam. Cây tầm ma có lá hình trái tim, hoa màu vàng hoặc hồng. Đặc biệt, phần thân được bao phủ bởi những sợi lông nhỏ và cứng, tiết ra hóa chất gây đau nhói khi chạm vào.

Nhiều thế kỷ trước, con người đã sử dụng cây tầm ma như một loại thuốc thảo dược, ngày nay, nó còn được sử dụng để làm trà với mục đích ứng dụng rộng rãi hơn những lợi ích sức khỏe được hỗ trợ bởi bằng chứng khoa học. Dưới đây là một số lợi ích sức khỏe phổ biến của trà tầm ma:

Tăng cường sức khỏe đường tiết niệu

Trà tầm ma có khả năng loại bỏ vi khuẩn có hại khỏi đường tiết niệu. Theo chuyên gia, điều này làm tăng hiệu quả của các loại thuốc dùng trong điều trị nhiễm trùng, viêm đường tiết niệu. Tuy nhiên, trước tiên bạn cần nói chuyện với bác sỹ về tình trạng bệnh, cũng như tương tác có thể xảy ra giữa liệu pháp thảo dược và thuốc bạn dùng.

Cây tầm ma chứa các gốc phytochemicals - hoạt chất sinh học giúp thu nhỏ mô tuyến tiền liệt

Bên cạnh đó, một nghiên cứu năm 2013, những người đàn ông mắc phì đại tuyến tiền liệt hay tăng sản lành tính tuyến tiền liệt (BPH) uống chiết xuất cây tầm ma có ít triệu chứng lâm sàng hơn những người không dùng. Theo đó, BPH không phải ung thư cũng không làm tăng nguy cơ ung thư, nhưng gây ra các triệu chứng như: Tiểu tiện khó, tiểu đêm, rò rỉ nước tiểu, dòng nước tiểu yếu, đau khi đi tiểu, buồn tiểu liên tục… làm ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống của nam giới. 

Giảm viêm và đau khớp

Từ lâu, cây tầm ma đã được sử dụng trong việc điều trị đau cơ bắp, đặc biệt là cơn đau liên quan đến viêm khớp. Quỹ Viêm khớp Thế giới (Arthritis Foundation) cho rằng trà tầm ma cũng có thể mang lại hiệu quả tương tự trong việc làm giảm viêm và đau liên quan đến viêm xương khớp.

Kiểm soát đường huyết

Trong một nghiên năm 2013, chiết xuất từ lá cây tầm ma làm giảm lượng đường trong máu và A1C ở nhóm người bị bệnh đái tháo đường type 2. Theo đó, các nhà nghiên cứu phát hiện cây tầm ma có khả năng kích thích tuyến tụy sản xuất hoặc tiết ra nhiều insulin hơn, hormone điều chỉnh lượng đường trong máu từ đó kiểm soát bệnh tốt hơn và ngăn ngừa nhiều biến chứng nguy hiểm.

Ngừa bệnh mạn tính

Trà tầm ma chứa hàm lượng chất chống oxy hóa mạnh mẽ là polyphenol. Nhiều nghiên cứu trước đây đã đưa ra kết luận về vai trò của hợp chất thực vật này trong việc ngăn ngừa và kiểm soát các bệnh mạn tính liên quan đến viêm, chẳng hạn như đái tháo đường, béo phì, ung thư và bệnh tim mạch.

Đặc biệt, các nhà nghiên cứu còn phát hiện polyphenol chiết xuất từ cây tầm ma có tiềm năng trong việc điều trị ung thư vú, ung thư tuyến tiền liệt.

Cách pha trà tầm ma

Bạn có thể mua trà tầm ma dưới dạng sấy khô hoặc trà túi lọc. Bạn cũng có thể tự trồng và thu hoạch lá tươi tại nhà. Với lá tầm ma tươi, tỷ lệ lý tưởng để nấu trà được đưa ra là khoảng 500ml nước tương ứng 128gr lá. Cách thực hiện:

- Cho lá tầm ma vào nước đun sôi.

- Tắt bếp để yên trong 5 phút.

- Đổ trà qua một cái rây để lọc bỏ bã. Thêm một chút mật ong, quế để tăng thêm hương vị (nếu bạn thích). Thưởng thức trà nóng sẽ giúp tinh thần thư thái.

Cảnh báo khi uống trà tầm ma tại nhà

Mặc dù là trà thảo dược nhưng trà tầm ma cũng có khả năng gây ra phản ứng dị ứng hoặc tương tác với một số loại thuốc như: Thuốc làm loãng máu, thuốc huyết áp, thuốc lợi tiểu, thuốc trị đái tháo đường… Do đó, bạn nên nói chuyện với bác sỹ trước khi thử một loại trà mới như trà tầm ma.

Mới đầu bạn chỉ nên uống khoảng 1 chén trà tầm ma để kiểm tra phản ứng sau đó có thể tăng dần liều lượng.

Phụ nữ mang thai nên tránh các sản phẩm từ cây tầm ma. Bởi nó có thể kích hoạt các cơn co thắt tử cung, tăng nguy cơ sảy thai.

Như đã nói, cấu trúc lá tầm ma tươi bao gồm những sợi lông cứng, có thể gây kích ứng khi tiếp xúc trực tiếp với da. Bạn nên sử dụng cây tầm ma khô (hoặc đã nấu chín kỹ) để loại bỏ các hóa chất có thể gây kích ứng miệng hoặc dạ dày khi tiêu thụ.

Phạm Quỳnh H+ (Theo Healthline)
Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Khỏe đẹp