Những việc cần làm ngay khi bệnh nhân lên cơn động kinh

Không đặt bất cứ vật gì vào miệng người bệnh động kinh đang lên cơn co giật

Cẩn thận, bạn dễ bị động kinh nếu bị đái tháo đường type 1

Cải thiện các triệu chứng động kinh bằng cách nào?

Phụ nữ động kinh mang thai và sinh con cần lưu ý gì?

Con bị run, giật nhẹ khi bú mẹ là bệnh gì?

Ở lại với người bệnh động kinh

Động kinh có thể bắt đầu với các triệu chứng nhẹ như không tập trung, nhìn chằm chằm về một phía trong vài giây nhưng cũng có những người bị co giật, dẫn đến mất ý thức. Bởi vậy, người bị động kinh có thể gặp những chấn thương, do vậy nếu có bạn bè hay người thân lên cơn động kinh, hãy ở với họ cho đến khi hết cơn co giật.

Lưu ý đến thời gian cơn co giật

Theo dõi và ghi nhận những gì đang xảy ra (co giật một bên hay hai bên, tay hay chân hay cả hai, có trợn mắt, gồng người hay không, có bị tiểu ướt quần hay không...) để bạn có thể kể lại với bác sỹ hoặc với người co giật sau này.

Hãy quan sát triệu chứng của bệnh nhân động kinh để báo cho bác sỹ

Hãy theo dõi thời gian diễn ra cơn co giật và mất bao lâu để người bệnh động kinh phục hồi và trở lại bình thường. Nếu cơn động kinh kéo dài trên 5 phút, hãy gọi cấp cứu ngay vì cơn động kinh kéo dài dễ chuyển sang trạng thái động kinh, có thể gây tử vong cho người bệnh.

Cố gắng giữ bình tĩnh

Giữ tâm trạng bình tĩnh, không cuống quýt, la lối om sòm. Việc này sẽ chỉ làm rối tình hình hơn. Hãy yêu cầu người xung quanh bình tĩnh và lùi ra sau.

Nên nói chuyện nhẹ nhàng và trấn an những người bị động kinh. Để ngăn chặn những thương tích do động kinh, mọi người hãy lưu ý một số điều sau:

- Dẹp bỏ các vật sắc nhọn xung quanh khu vực người bệnh động kinh bị co giật;

- Nếu bị lên cơn động kinh nhẹ thì hãy giúp người bệnh ngồi xuống từ từ;

- Nếu họ bị co giật và ngã xuống, hãy đỡ người bệnh để đầu họ không đập mạnh xuống sàn, gây chấn thương.

Hãy đỡ đầu bệnh nhân động kinh để đầu họ không đập xuống đất

Không cố gắng ngăn chặn cơn co giật

Không nên cố gắng ghì chặt một người với mục đích hạn chế cơn co giật bởi việc đó có thể dẫn đến chấn thương cho bạn và làm cho người bệnh động kinh bị kích động và cơn co giật nặng hơn.

Không đặt bất cứ vật gì trong miệng người bệnh

Hàm và cơ mặt của người bệnh động kinh có thể bị co rút lại khi lên cơn động kinh, do vậy không nên đặt vật gì trong miệng người bệnh bởi họ có thể cắn vỡ vật đó làm gãy răng hoặc nuốt các vật thể đó làm ngạt thở.

Khai thông đường thở

Đỡ bệnh nhân nằm xuống, cho đầu nghiêng sang một bên để tránh làm tắt đường thở do dị vật. Hút đàm nhớt, lấy thức ăn hay răng giả ra. Phải luôn luôn chú ý giữ cho đường thở luôn thông suốt. Không hô hấp nhân tạo cho bệnh nhân vì người đang co giật vẫn tự thở được. 

Không cho bệnh nhân uống nước, thuốc… khi lên cơn

Người bệnh động kinh khi lên cơn co giật thường không hoàn toàn tỉnh táo hay biết về những gì đang xảy ra xung quanh bởi vậy họ không thể nuốt một cách chính xác. Thực phẩm, chất lỏng hoặc thuốc có thể đi vào phổi thay vì dạ dày nếu họ cố gắng uống hoặc ăn vào thời điểm này.

Khi người bị co giật ngừng co giật, nên:

- Ở lại theo dõi người bệnh cho đến khi họ tỉnh táo hoàn toàn.

- Khi người bệnh tỉnh táo, giúp họ ngồi lên ở một nơi an toàn, trấn an họ và kể lại những gì bạn ghi nhận được cho họ biết.

- Gọi cho người quen của người bệnh đến đưa họ đi khám bệnh viện hoặc đưa về nhà cho an toàn.

- Nếu sau khi ngưng co giật, người bệnh không tỉnh lại lúc này bạn nên gọi cấp cứu.

Sau khi cơn co giật kết thúc người bệnh sẽ cảm thấy rất mệt mỏi và buồn ngủ, hạn chế về vận động và phải mất một thời gian dài nghỉ ngơi mới có thể sinh hoạt trở lại bình thường. Nhiều nghiên cứu cho thấy bổ sung các hoạt chất thiên nhiên có tác dụng an thần, trấn tĩnh, ổn định hệ thần kinh điển hình như thành phần Rhynchophylin trong cây Câu đằng sẽ giúp người bệnh phục hồi nhanh chóng hơn. Đồng thời hoạt chất này còn có tác dụng chống viêm, giảm stress oxy hóa tế bào, bảo vệ tế bào thần kinh nhằm hạn chế những tổn thương não bộ do động kinh, co giật gây ra.

Thanh Tú H+ (Tổng hợp)

Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Thần kinh