Trẻ chỉ bị ho về đêm có đáng lo?

Trẻ chỉ bị ho về đêm có thể do hen suyễn, trào ngược dạ dày thực quản

Trẻ bị ho khan: Điều trị như thế nào?

Trẻ bị ho khan lâu ngày là mắc bệnh gì?

Trẻ bị ho có đờm nên kiêng ăn gì?

Trẻ bị ho khi nào cần đi khám, uống thuốc?

Trẻ bị ho ban đêm kéo dài hơn 4 tuần được coi là ho mạn tính, cần đi khám để bác sỹ đánh giá tình hình. Bạn nên ghi sổ nhật ký ho của trẻ, bao gồm tần suất, thời gian và bất kỳ sự bất thường nào. Điều này có thể hữu ích trong việc giúp bác sỹ chẩn đoán và điều trị ho.

Dưới đây là những nguyên nhân khiến trẻ bị ho về đêm:

Nước mũi chảy xuống cổ họng

Mũi sản xuất dịch nhầy quá mức có thể chảy xuống cổ họng. Vào ban ngày, nước mũi thường chảy ra ngoài, nhưng ban đêm, khi trẻ nằm ngủ, dịch nhầy chảy xuống cổ họng, gây ho. Nước mũi chảy xuống cổ họng là một nguyên nhân phổ biến gây ho vào ban đêm ở trẻ em.

Trẻ ho về đêm có thể quấy khóc, tỉnh dậy, ảnh hưởng đến sức khỏe

Trẻ bị chảy nước mũi có thể do hít thở không khí lạnh hoặc khô, bị cảm lạnh, cúm, dị ứng đặc biệt là viêm mũi dị ứng – mũi bị sưng, ngứa, chảy nước mũi do tiếp xúc với các tác nhân từ môi trường như khói, ô nhiễm, hóa chất làm sạch...

Hen suyễn

Hen suyễn là một nguyên nhân phổ biến khiến trẻ bị ho về đêm. Ho xảy ra vào ban đêm chủ yếu là do những thay đổi trong đường hô hấp xảy ra trong khi ngủ. Ho do hen suyễn thường là ho khan, kèm theo thở khò khè.

Một nghiên cứu đăng tải vào tháng 1/2009 trên Tạp chí Y học McGill lưu ý rằng bệnh hen suyễn có thể bùng phát bởi các chất gây dị ứng hoặc các tác nhân môi trường khác trong đêm.

Bạn nên thông báo với bác sỹ về bất kỳ dấu hiệu, triệu chứng nào của bệnh hen suyễn và tuân theo kế hoạch điều trị bệnh được bác sỹ đề ra.

Bệnh trào ngược dạ dày thực quản

Bệnh trào ngược dạ dày thực quản xảy ra khi acid từ dạ dày bị chảy trở lại thực quản. Acid dạ dày kích thích cổ họng, có thể gây ho, thường là ho khan. Một số trẻ em và người lớn bị bệnh trào ngược dạ dày thực quản thường ho vào ban đêm, bởi vì acid dạ dày có thể chảy vào thực quản dễ dàng hơn trong khi nằm xuống.

Theo một báo cáo được đăng tải vào tháng 5/2013 trên Pediatrics, có khoảng 50% trẻ 4 tháng tuổi bị trào ngược dạ dày thực quản. Tỷ lệ này giảm xuống 5 – 10% khi trẻ được 1 tuổi.

Béo phì, rối loạn hệ thần kinh và thoát vị gián đoạn (hiatal hernia) – một lỗ hổng bất thường nằm ở phần ngăn cách giữa ngực và khoang bụng – làm tăng nguy cơ trào ngược dạ dày thực quản ở trẻ em.

Trẻ chỉ bị ho về đêm: Khi nào cần chú ý?

Nếu trẻ bị ho về đêm kèm theo các triệu chứng khác như sốt, thở có tiếng như tiếng rít, huýt sáo, ho ra máu, đau ngực, bơ phờ hoặc cáu kỉnh, bạn nên đưa trẻ đi khám.

Bất kỳ cơn ho kéo dài hơn một vài giờ ở trẻ sơ sinh dưới 4 tháng hoặc kéo dài hơn 3 tuần ở trẻ lớn hơn đều có thể cảnh báo nguy hiểm, nên hỏi ý kiến bác sỹ.

Đưa trẻ đi khám ngay lập tức nếu trẻ đang cố gắng để thở, gặp khó khăn khi nói do hơi thở ngắn hoặc môi, mặt, lưỡi có màu xanh hay sẫm màu.

Vân Anh H+ (Theo livestrong)
Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Yêu trẻ