- Chuyên đề:
- Bệnh động kinh
Bệnh động kinh ở trẻ thường tái phát nếu điều trị sai cách
Động kinh - Ăn sao cho đúng?
Nghiện rượu – Coi chừng động kinh!
Não ảo giúp giải mã động kinh
Mất ngủ do dùng thuốc điều trị động kinh phải làm sao?
Cách ngăn ngừa bệnh động kinh hiệu quả nhất là hạn chế khả năng tổn thương não bộ ở trẻ. Để làm được điều đó, mẹ nên lưu ý những điều sau đây:
Giảm nguy cơ sinh khó
Khi mẹ sinh khó, bé gặp khó khăn trong việc chui ra ngoài, nên bác sỹ phải dùng kẹp lôi, giác hút để kéo bé ra ngoài. Những vật này tác động lên đầu và thường gây tổn thương cho não bộ trẻ. Ngoài ra, sinh khó còn khiến nước ối bị vỡ, trẻ có nguy cơ hít phải nước ối khiến não thiếu oxy sẽ bị ảnh hưởng nặng nề.
Mẹ sinh khó, bé có nguy cơ mắc động kinh
Để hạn chế nguy cơ sinh khó, trong quá trình chuyển dạ, mẹ bầu cần thư giãn, không nên quá lo lắng, hãy uống nhiều nước và kích thích các cơn co bằng cách đi bộ nhẹ nhàng. Những điều này sẽ giúp tử cung mẹ bầu dễ mở và tăng cường các cơn co thắt để bé dễ ra ngoài. Với mẹ bầu thấp bé, nhẹ cân… nên chọn phương pháp sinh mổ thay vì sinh thường. Vì những người này xương chậu thường nhỏ, hẹp làm bé khó chui lọt qua.
Trong trường hợp mẹ bầu mang thai đôi, hãy hỏi kỹ ý kiến của bác sỹ sản khoa để chọn phương pháp sinh hợp lý nhất, để đảm bảo an toàn nhất cho thai nhi.
Phòng tránh chấn thương sọ não do va đập
Quá trình từ khi bé sinh ra đến 5 tuổi là giai đoạn phát triển mạnh nhất của não bộ. Lúc này bộ não vẫn chưa bám chắc vào hộp sọ, trong khi đó xương hộp sọ lại chưa đủ cứng cáp nên bé rất dễ bị tổn thương não dù chỉ có một va chạm nhẹ.
Trẻ ngã đập đầu xuống đất có thể bị tổn thương não bộ
Chính vì vậy, mẹ cần luôn để ý trẻ trong độ tuổi này. Tới độ tuổi trẻ tập bò, tập đi, hãy tạo không gian an toàn cho trẻ bằng những tấm thảm, rào chắn và để trẻ tránh xa những mối nguy hiểm khi ở một mình như cầu thang, giường, ghế, các góc nhọn của đồ đạc,…
Phòng tránh các bệnh viêm não, viêm màng não
Viêm não, viêm màng não thường để lại di chứng động kinh sau khi điều trị. Vì vậy, cách tốt nhất là mẹ nên tiêm phòng vaccine ngăn ngừa các bệnh này cho trẻ. Ngoài ra mẹ cũng nên hạn chế nguy cơ nhiễm bệnh bằng cách giữ vệ sinh sạch sẽ, mắc màn khi trẻ đi ngủ, sử dụng các biện pháp tiêu diệt côn trùng để muỗi không tấn công trẻ, khơi thông cống rãnh và quét dọn nhà cửa để virus không tạo thành ổ mầm bệnh.
Muỗi có thể gây viêm màng não cho trẻ
Phòng co giật khi sốt
Sốt cao, co giật thường hay đi kèm với triệu chứng co giật toàn thân hoặc một bộ phận. Trong lúc co giật, trẻ sẽ bị thiếu oxy trong não. Nếu co giật kéo dài, não không được cung cấp đủ lượng oxy dễ dẫn đến tổn thương. Một số trẻ bị co giật nửa người có nguy cơ bị liệt nửa người và động kinh cục bộ vận động. Chính vì vậy khi trẻ sốt cao, mẹ cần cho trẻ uống thuốc hạ sốt, hãy hỏi ý kiến bác sỹ trước khi dùng. Đối với một số trẻ có tiền sử gia đình bị co giật, đã từng bị sốt cao co giật, trẻ thiếu cân, đẻ ngạt thì nên được uống thuốc điều trị và phòng chống co giật để hạn chế tình trạng này xảy ra.
Co giật do sốt dễ dẫn đến động kinh
Khi điều trị co giật, tùy vào bệnh lý của trẻ, các bác sỹ sẽ có phác đồ điều trị phù hợp. Trong đó, việc bổ sung GABA – chất dẫn truyền thần kinh ức chế có ý nghĩa quan trọng trong việc hỗ trợ điều trị co giật.
Việc điều trị co giật bằng cách bổ sung GABA càng có tác dụng cao hơn khi được kết hợp với các thành phần thảo dược khác như An tức hương, Câu đằng giúp ổn định điện thế màng tế bào, ức chế tính hưng phấn của thần kinh trung ương, ổn định dẫn truyền thần kinh, từ đó làm giảm tần suất và mức độ các cơn co giật; Taurine, Magne… giúp bảo vệ và tăng cường chức năng não bộ giúp người bệnh ổn định. Vì thế, khi dùng các sản phẩm trên sẽ có tác dụng kép cho sức khỏe người bệnh.
Gia Hân H +
Bình luận của bạn