Làm thế nào để xoa dịu những cơn đau do viêm loét đại tràng?
Tảo biển: Liệu pháp chữa viêm loét đại tràng từ thiên nhiên
7 lưu ý khi bị viêm loét dạ dày tá tràng
Triển vọng trị viêm loét ruột từ cây cam thảo bắc
Giảm viêm loét dạ dày - tá tràng bằng cách nào?
Viêm loét đại tràng là bệnh lý tác động đến đại tràng và trực tràng, làm tổn thương lớp biểu mô đại trực tràng gây nên tình trạng viêm, đỏ, sưng và loét.
Dưới đây là một số triệu chứng phổ biến để nhận biết bệnh viêm loét đại tràng:
Đau bụng và chuột rút: Viêm loét ruột, viêm loét đại tràng ảnh hưởng đến các lớp lót bên trong của trực tràng và đại tràng, để lại vết loét. Điều này có thể gây xước ở đường tiêu hóa nên có thể gây ra chuột rút bụng nghiêm trọng, đau đớn và thậm chí buồn nôn.
Khó chịu ở bụng: Có cảm giác nặng bụng. Đau và khó chịu sẽ bớt khi đại tiện, trung tiện được và tăng lên khi bị táo bón.
Phân có máu: Trong thời gian bị viêm loét đại tràng, một số bệnh nhân có thể gặp phải trường hợp đi tiểu ra máu, đôi khi phân có mủ hoặc chất nhầy.
Cảm giác muốn đi tiêu: Một số bệnh nhân bị viêm loét đại tràng sẽ liên tục có cảm giác sôi sục trong ruột và muốn đi tiêu ngay lập tức. Rối loạn đại tiện cũng rất dễ xảy ra, chủ yếu là đi tiêu lỏng nhiều lần một ngày, phân có nhầy, máu, mót rặn, sau "đi ngoài" đau trong hậu môn.
Mất ngủ: Cảm giác khó chịu như thể có lửa đốt trong đại tràng khi bị viêm loét đại tràng có thể khiến một số người thường xuyên tỉnh giấc trong đêm do phải liên tục đi tiêu.
Giảm cân: Viêm ruột loét gây cản trở khả năng hấp thụ chất dinh dưỡng và calo của cơ thể khiến những người bị viêm loét đại tràng thường bị thiếu hụt dinh dưỡng.
Mất nước: Điều này là rất quan trọng cần chú ý vì mất nước đồng nghĩa với các bộ phận trong cơ thể bị cản trở thực hiện các chức năng vốn có của chúng.
Dưới đây là một số cách giúp bạn sống chung với bệnh viêm loét đại tràng:
1. Uống nước hầm xương
Tương tự như soup, nước hầm xương được tạo ra từ việc ninh xương động vật (thường là heo, gà, bò) trên lửa nhỏ trong một khoảng thời gian dài, khoảng 12 - 48 giờ. Trong quá trình hầm với nước, các chất dinh dưỡng quan trọng trong xương như calci, phospho, gelatin, collagen sẽ bắt đầu bị phá vỡ và giải phóng ra ngoài. Về mặt dinh dưỡng, tất cả những khoáng chất có nguồn gốc từ xương rất dễ hấp thu. Không chỉ vậy, trong xương còn chứa nhiều acid amin và các hợp chất có khả năng kháng viêm hiệu quả. Đây là thực phẩm bổ dưỡng được khuyến cáo nên sử dụng để giảm các cơn đau do viêm loét đại tràng.
2. Ngâm nước ấm
Viêm loét đại tràng có thể gây ra những cơn chuột rút, đau đớn bất ngờ. Lúc đó, hãy ngâm mình trong nước ấm (pha thêm chút tinh dầu, muối tắm) để thư giãn và xoa dịu các cơn đau.
3. Mặc quần ống rộng
Nếu không may phải đi bệnh viện vì căn bệnh viêm loét đại tràng, bạn hãy mang theo bộ đồ ngủ mặc ở nhà và mặc quần có ống rộng. Điều đó sẽ khiến tâm trạng bạn thoải mái, tự tin - điều quan trọng trong điều trị các bệnh đại tràng.
4. Gối - đệm sưởi
Nếu bạn có ôtô riêng, hãy để một tấm đệm hoặc gối sưởi lên ghế (hoặc ghế ngồi làm việc thường ngày) để phòng ngừa những cơn chuột rút, ợ hơi và nôn mửa.
5. Luôn có quần áo và thuốc dự phòng
Trong trường hợp bất ngờ bị nôn mửa mà đang không ở nhà, bạn sẽ không bị lúng túng nếu chuẩn bị sẵn quần áo thay và thuốc điều trị.
6. Ăn nhiều ngũ cốc và trứng
Trứng và ngũ cốc giàu protein, sắt, có thể giúp bạn đỡ mệt mỏi hơn sau những cơn nôn mửa. Thêm nữa, những thực phẩm này dễ chế biến, rẻ tiền, tiện lợi và dễ tiêu hóa trong bất cứ tường hợp nào.
Bình luận của bạn