Làm thế nào giảm tình trạng viêm khớp do bệnh gout?
SUCKHOE+ | Gout là dạng viêm khớp phổ biến xảy ra khi tinh thể muối urat tích tụ tại các khớp. Người bệnh cần làm gì để ngăn ngừa tình trạng viêm khớp do cơn gout cấp bùng phát?
Gout là dạng viêm khớp gây ra các đợt cấp tính tái phát với biểu hiện đau, sưng đỏ các khớp, chủ yếu ở ngón cái. Bệnh gout còn liên quan đến quá trình chuyển hóa của cơ thể. Khi cơ thể tạo ra quá nhiều acid uric, hoặc thận không thể đào thải acid uric hiệu quả, nồng độ chất này trong máu sẽ tăng cao. Hậu quả là hình thành tinh thể muối urat lắng đọng ở các khớp.
Các tinh thể này có thể nằm trong khớp hàng chục năm trước khi gây ra cơn đau khớp và bệnh gout. Yếu tố nguy cơ hàng đầu gây ra bệnh gout là chỉ số acid uric vượt mức 6,8mg/dL. Người bệnh viêm khớp do gout cần giữ chỉ số này dưới 6mg/dL để ngăn ngừa các đợt gout cấp.
Ngoài ra, gout còn liên quan đến tiền sử gia đình, bệnh béo phì, thói quen ăn uống kém lành mạnh, do tác dụng phụ của thuốc.
Nếu không được can thiệp kịp thời, cơn gout cấp có thể phá hủy các khớp và gây ra viêm khớp mạn tính. Acid uric còn có thể lắng đọng ở thận, gây sỏi thận và suy thận.
Kiêng gì để ngăn ngừa viêm khớp do gout?
Cơn gout cấp đau đớn xảy ra khi nồng độ acid uric tăng cao, ảnh hưởng đến nhiều khớp trong cơ thể như đầu gối, cổ tay, ngón tay. Viêm khớp do gout có thể kiểm soát bằng việc sử dụng thuốc giảm đau, chống viêm ngay từ khi xuất hiện các triệu chứng sưng, nóng đỏ, đau khớp.
Hải sản và bia là hai yếu tố có thể làm tăng nguy cơ viêm khớp do gout
Bên cạnh đó, người bệnh còn cần thực hiện các biện pháp kiểm soát chỉ số acid uric để hạn chế gánh nặng cho khớp, phòng ngừa cơn gout cấp tái phát làm tổn thương mô và khớp.
Mỗi người bệnh gout lại nhạy cảm với một số yếu tố kích thích khác nhau, nhưng phổ biến nhất là:
Uống rượu bia
Người sử dụng quá nhiều đồ uống có cồn, nhất là bia và rượu nấu từ ngũ cốc, dễ nhận thấy acid uric tăng cao và gây ra cơn gout cấp. Vì vậy, kiêng rượu bia là thói quen hữu ích giúp ngăn ngừa viêm khớp do gout.
Thực phẩm giàu purine và siro ngô
Chế độ ăn với nhiều thực phẩm giàu purine như thịt đỏ, phủ tạng động vật, hải sản… có thể kích thích cơn gout cấp. Người bệnh cũng nên cắt giảm thực phẩm chứa nhiều siro ngô (high-fructose corn syrup) như nước ngọt, bánh kẹo, kem, thực phẩm chế biến sẵn.
Lối sống thụ động
Người ít vận động, ngồi một chỗ trong thời gian dài do phẫu thuật, ốm bệnh cũng có nguy cơ tái phát viêm khớp do gout.
Dùng giải pháp thảo dược hỗ trợ kiểm soát viêm khớp do gout
Bên cạnh việc giảm đau gout tại chỗ, nhiều chuyên gia cũng đánh giá cao phương pháp tác động đến nguyên nhân rối loạn chuyển hóa acid uric bằng cách dùng các thảo dược từ thiên nhiên.
Nổi bật trong đó là trạch tả đã được nghiên cứu tại trường Đại học Bắc Kinh, Trung Quốc chứng minh có tác dụng tăng cường chuyển hóa, lợi tiểu, hỗ trợ đào thải acid uric ra khỏi cơ thể.
Khi kết hợp trạch tả với những thảo dược như nhàu, thổ phục linh, hoàng bá, ba kích… và ứng dụng công nghệ lượng tử trong sản xuất sẽ giúp kiểm soát chỉ số acid uric hiệu quả hơn do tác động vào nguyên nhân sâu xa gây bệnh gout là rối loạn chuyển hóa và chức năng thận suy giảm.
Vậy để hỗ trợ ngăn ngừa viêm khớp do gout, hạn chế các biến chứng nguy hiểm, người bệnh nên có chế độ ăn uống, sinh hoạt khoa học, đồng thời kết hợp sử dụng sản phẩm thảo dược chứa thành phần chính là trạch tả mỗi ngày.
Quỳnh Trang
TPBVSK Hoàng Thống Phong - Hỗ trợ cho những người bị gout
Tiếp thị bởi: CÔNG TY TNHH DƯỢC PHẨM Á ÂU
Địa chỉ: 171 Chùa Láng - Phường Láng Thượng - Quận Đống Đa - Hà Nội
ĐT: 024. 38461530 - 028. 62647169
Số XNQC: 02493/2019/ATTP-XNQC
* Thực phẩm này không phải là thuốc và không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh.
* Sản phẩm có bán tại các nhà thuốc trên toàn quốc.
Bình luận của bạn