Các thông tin trên bao bì thực phẩm sẽ giúp người tiêu dùng lựa chọn được các sản phẩm lành mạnh
4 chất phụ gia bạn nên tránh sử dụng thường xuyên
Bang California, Mỹ đề xuất cấm 5 phụ gia thực phẩm
Điểm danh những phụ gia thực phẩm hàng ngày có hại cho sức khỏe của bạn
Mật ong kết tinh còn dùng được không?
Thực phẩm chế biến sẵn thường chứa các hóa chất bảo quản và phụ gia thực phẩm để kéo dài thời hạn sử dụng, duy trì hình thức, độ giòn tươi và đặc tính tự nhiên của thực phẩm. Một số phụ gia thực phẩm được cho là không có lợi đối với sức khỏe. Đồng thời, thực phẩm chế biến, đóng gói sẵn cũng chứa nhiều đường, muối và chất béo bão hòa cao hơn thực phẩm tươi.
Tuy nhiên, trong xã hội hiện nay, thực phẩm chế biến sẵn ngày càng được ưa chuộng bởi sự tiện dụng. Nếu bạn thường xuyên sử dụng những loại thực phẩm này, hãy tìm hiểu kỹ bảng thành phần để lựa chọn các sản phẩm lành mạnh hơn. Sản phẩm được dán nhãn “healthy”, “không đường”, “100% tự nhiên” chưa chắc đã an toàn, không chứa chất bảo quản.
Bạn nên cắt giảm hoặc hạn chế sử dụng thực phẩm chế biến sẵn có một số thành phần sau:
Chất béo bão hòa
Chất béo bão hòa là chỉ số nằm ở nhãn giá trị dinh dưỡng (Nutrition Fact) trên bao bì sản phẩm. Đây là dạng chất béo bạn cần hạn chế trong bữa ăn hàng ngày để ngăn ngừa tình trạng tăng cholesterol và các nguy cơ tim mạch khác.
Theo khuyến cáo, nam giới không nên ăn quá 30gr chất béo bão hòa/ngày, với nữ giới là 20gr. Tuy nhiên, dạng chất béo này không chỉ có trong thực phẩm đóng gói mà còn có trong mỡ động vật, da gà, dầu cọ và đồ chiên rán.
Dầu thực vật hydro hóa một phần (PHO) và chất béo chuyển hóa
Nếu nhãn thực phẩm có 2 nguyên liệu này, bạn tuyệt đối không nên thêm sản phẩm vào giỏ hàng. Chất béo chuyển hóa (trans fat) được tạo ra từ quá trình hydro hóa dầu thực vật, một quá trình công nghiệp để làm đặc dầu, giúp bảo quản lâu hơn. Đây là dạng chất béo có thể ảnh hưởng xấu tới sức khỏe, tăng nguy cơ mắc bệnh tim mạch.
Cơ quan Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Mỹ (FDA) khuyến cáo, loại bỏ dầu thực vật hydro hóa một phần khỏi thực phẩm chế biến sẵn có thể ngăn ngừa hàng nghìn ca nhồi máu cơ tim và tử vong mỗi năm.
Bao bì thực phẩm có đề “shortening”, “made from hydrogenated”, hoặc “partially hydrogenated vegetable oil” chắc chắn có chất béo chuyển hóa. Bánh ngọt, đồ ăn nhanh chiên rán sẵn thường chứa chất béo có hại này.
Chất nhũ hóa
Chất nhũ hóa là phụ gia thực phẩm giúp ổn định cấu trúc của hệ nhũ tương (hai chất lỏng không hòa tan như dầu và nước), tạo kết cấu sánh mịn và kéo dài thời hạn sử dụng của sản phẩm. Một số chất nhũ hóa nên hạn chế sử dụng: Carrageenan, methyl cellulose, maltodextrin và polysorbate 80.
Tuy được coi là an toàn và được sử dụng rộng rãi trong công nghiệp chế biến, ngày càng có nhiều nghiên cứu cho thấy chất nhũ hóa có ảnh hưởng tiêu cực với hệ vi sinh đường ruột. Ví dụ, maltodextrin (chiết xuất từ tinh bột) ức chế các lợi khuẩn, kích thích sự sinh sôi của các hại khuẩn như E. coli.
Siro ngô cao fructose
Siro ngô cao fructose (High fructose corn syrup hay HFCS) là một loại chất làm ngọt dạng lỏng có nguồn gốc từ tinh bột ngô. Sản xuất đường fructose từ tinh bột ngô trải qua hàng loạt giai đoạn chế biến công nghiệp. HFCS thường được thêm vào nước ngọt, nước ép, bánh ngọt, ngũ cốc, sữa chua có vị bởi chúng rẻ và ngọt hơn đường kính.
Chế độ ăn có nhiều đường fructose, đặc biệt là HFCS có thể gây các bệnh viêm ruột, tăng cảm giác thèm ăn và dẫn tới béo phì.
Kali chloride
Muối kali chloride đôi khi được thêm vào thực phẩm nhằm giảm lượng muối natri chloride, vốn được cho là có hại với sức khỏe. Tuy muối kali chloride trong tự nhiên rất dễ hấp thụ, bổ sung thành phần này vào thực phẩm có thể gây hại với người có bệnh lý tim mạch, bệnh thận. Sử dụng quá nhiều kali chloride có thể dẫn đến rối loạn nhịp tim.
Hàm lượng muối natri cao có thể làm tăng nguy cơ tăng huyết áp và hàng loạt bệnh tim mạch khác. Bánh mì, ngũ cốc, pizza đông lạnh, thịt nguội, xúc xích thường chứa nhiều natri. Bạn nên tính toán khẩu phần ăn, hạn chế tiêu thụ quá 2.300mg natri/ngày.
Bình luận của bạn