Uống cà phê thế nào là tốt nhất cho sức khỏe?
Cà phê hay trà tốt cho sức khỏe hơn?
Ăn kiêng với cà phê Bulletproof: Nhiều rủi ro tiềm năng
Hợp chất trong cà phê có thể làm giảm nguy cơ ung thư tuyến tiền liệt?
Bị run tay sau khi uống cà phê có nguy hiểm không?
Ngay cả đối với những người khỏe mạnh, uống cà phê đôi khi có thể làm nặng thêm chứng ợ nóng, trào ngược acid và đau dạ dày. Đó là bởi vì hạt cà phê chứa acid tự nhiên, nồng độ acid càng tăng khi hạt cà phê được ra và pha trong nước nóng.
Cà phê cũng có thể nới lỏng các cơ vòng thực quản dưới (LES), tạo cơ hội cho dịch dày chứa acid hydrochloric tràn vào thực quản rồi gây ra các triệu chứng trào ngược acid và ợ nóng, cùng với đau ngực, ho hoặc thậm chí là đau họng. Cà phê cũng có thể kích hoạt tiêu chảy, vì caffeine kích thích co thắt đường tiêu hóa.
Đối với những người mắc bệnh đường ruột như hội chứng ruột kích thích (IBS), bệnh Crohn hoặc viêm loét đại tràng, acid trong cà phê có gây bùng phát các triệu chứng khó chịu như đau bụng và tiêu chảy.
Để giải quyết các vấn đề trên, bạn chỉ cần hạn chế hoặc không uống cà phê. Tuy nhiên, đối với những “tín đồ” caffeine, từ bỏ món đồ uống đậm đà này là điều không hề dễ dàng. Vì vậy, nếu không thể bỏ cà phê, bạn nên biết cách làm cho nó trở nên lành mạnh hơn.
7 lời khuyên dưới đây sẽ giúp bạn biết uống cà phê thế nào là tốt nhất cho sức khỏe:
1. Lựa chọn cà phê có acid thấp
Hạt cà phê chứa acid tự nhiên, quá trình tác động nhiệt độ cao như rang hay ủ có thể khiến hạt càng chứa nhiều acid hơn. Hạt cà phê được trồng ở độ cao thấp hơn như Brazil, Mexico, Peru, Venezuela, Guatemala, Sumatran và Indonesia có xu hướng chứa acid ít hơn. Khi mua cà phê đóng gói, hãy chọn loại được dán nhãn “acid thấp”. Hạt cà phê cũng có thể được xử lý bằng hơi nước hoặc dung môi để giảm độ cid, vì vậy hãy chọn mua những sản phẩm có hàm lượng acid thấp một cách tự nhiên thay vì nhân tạo.
Có một sự thật đáng ngạc nhiên, hạt cà phê được rang càng lâu, thì độ acid càng thấp. Một hợp chất sinh ra khi rang cà phê là N-methylpyridium (NMP) có thể giúp ngăn chặn việc sản xuất acid hydrochloric từ các tế bào dạ dày. Điều đó làm cho cà phê rang đen kiểu Pháp hay Italia có độ acid ít hơn và có thể là lựa chọn tốt hơn nếu bạn bị ợ nóng hoặc trào ngược. Tuy nhiên, cà phê rang kỹ có hương vị mạnh hơn và chứa các hợp chất khác có thể gây hại cho dạ dày. Chính vì vậy, hãy cân nhắc những lựa chọn phù hợp với thể trạng của bạn.
Mẹo: Pha cà phê với nước kiềm có thể giảm độ acid.
2. Hãy thử cà phê decaf
Cà phê có chứa một số thành phần có thể gây kích ứng tiêu hóa và caffeine là một trong số đó, vì nó làm tăng sản xuất acid dạ dày. Hãy thử cà phê decaf và xem liệu bạn có thể uống nó hay không, hãy nhớ rằng cà phê decaf vẫn chứa caffeine. Cà phê decaf là loại cà phê đã khử caffeine (cà phê decaffeinato). Theo quy định của Cục quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Hoa Kỳ (FDA), cà phê decaf phải chứa ít hơn 97% caffeine so với cà phê bình thường. Tức là, uống từ 5 - 10 cốc cà phê decaf sẽ có lượng caffeine tương đương với 1 - 2 cốc cà phê bình thường.
Nếu bạn không thích mùi vị của cà phê decaf, hãy thử pha trộn cà phê thông thường và decaf.
3. Cà phê ủ lạnh (cold brewing)
Cà phê ủ lạnh có thể có nồng độ acid thấp hơn 65% so với cà phê pha nóng theo cách thông thường. Ủ lạnh không có nghĩa là bạn phải uống cà phê lạnh. Bạn có thể hâm nóng cà phê ủ lạnh trong bát nước nóng hoặc lò vi sóng.
Cách pha cà phê ủ lạnh: Xay hạt cà phê có hàm lượng acid thấp rồi ngâm với nước lạnh hoặc nước ở nhiệt độ phòng trong bình thủy tinh, đậy kín và lắc đều. Để bình cà phê ngâm trong tủ lạnh ít nhất 12 giờ và tối đa 48 giờ. Lắc thêm vài lần trong giai đoạn ủ lạnh. Sau đó lọc bỏ bã. Cho cà phê đã lọc vào lọ và dự trữ trong tủ lạnh hoặc thưởng thức luôn. Cà phê ủ lạnh có thể bảo quản tới 2 tuần ở trong tủ lạnh.
4. Pha cà phê với vỏ trứng
Vỏ trứng được làm từ calci carbonate có tính kiềm giúp trung hòa acid. Vì vậy, pha cà phê cùng với vỏ trứng sẽ giúp hấp thụ và trung hòa các acid cũng như các hợp chất tạo vị đắng khác có thể gây kích ứng dạ dày. Bạn chỉ cần rửa sạch vỏ của một quả trứng rồi đập nhỏ, trộn với cà phê và pha như cách thông thường. Một vỏ trứng có thể pha được 4 tách cà phê.
5. Không cho thêm đường và chất tạo ngọt nhân tạo
Đường giúp nuôi dưỡng các hại khuẩn trong đường ruột. Nếu bạn mắc chứng rối loạn hệ khuẩn ruột, không nên tiêu thụ thực phẩm nhiều đường. Các chất tạo ngọt nhân tạo khác như xylitol, erythritol, mannitol và các loại có tên kết thúc bằng “-ol” cũng không tốt cho đường ruột. Chúng rất khó tiêu hóa và lên men, tạo ra nhiều khí gây đau dạ dày, đầy hơi hoặc tiêu chảy. Một chất tạo ngọt nhân tạo khác là sucralose có thể gây mất cân bằng pH tự nhiên trong ruột, góp phần vào sự phát triển quá mức của nấm men.
Hãy tập uống cà phê đen. Nếu không thể, bạn chỉ nên cho một chút đường vào cà phê, nhiều nhất là 1 thìa cà phê đường cho mỗi tách.
6. Hạn chế sữa bò
Cà phê sữa là một trong những món khoái khẩu với nhiều người, đặc biệt là phụ nữ. Với những người bị dị ứng sữa bò hoặc không dung nạp lactose, hãy chuyển sang sữa tách lactose hoặc sữa có nguồn gốc thực vật như sữa làm từ dừa, hạnh nhân, hạt điều,, hạt lanh hoặc gạo. Những người bị dị ứng sữa bò cũng có xu hướng gặp vấn đề với đậu nành, vì vậy bạn nên thận trọng khi sử dụng sữa đậu nành.
7. Thêm bột collagen thủy phân
Collagen thủy phân hoặc peptide collagen có chứa các acid amin như glutamine và glycine giúp tăng cường hệ thống miễn dịch, phục hồi niêm mạc ruột và hỗ trợ giải độc. Bột này được có thể dễ dàng hòa tan trong chất lỏng nóng hoặc lạnh. Bạn có thể thêm 1 thìa cà phê bột collagen thủy phân (loại nguyên chất, không thêm hương vị) cho mỗi 1 tách cà phê.
Bình luận của bạn