Sữa bò và các sản phẩm từ sữa bò cung cấp nhiều chất dinh dưỡng cần thiết cho bạn
Tôi có nên thay thế sữa bò bằng sữa đậu nành không?
Sử dụng sữa bò - Lợi hại song hành
Khi nào bé có thể ăn được sữa chua, phô mai và sữa bò?
Có nên cho bé uống sữa đậu nành khi bé không uống được sữa bò?
Đây là một số kết luận được rút ra từ 14 bài viết liên quan đến vai trò của sữa và các sản phẩm từ sữa trong phòng ngừa các bệnh mạn tính. Những phát hiện này đã được nhóm các nhà khoa học tới từ các trường đại học Tây Ban Nha, châu Âu và Mỹ công bố trên Tạp chí Advances in Nutrition.
Sữa bò và các sản phẩm từ sữa bò cung cấp nhiều chất dinh dưỡng, bao gồm protein, calci, magne, phospho, kali, kẽm, selen, vitamin A, riboflavin, vitamin B12 và acid pantothenic. Tuy nhiên, vẫn có nhiều tranh cãi về lợi ích tiềm năng của chúng.
Theo GS. Angel Gil tới từ Đại học Granada và GS. Rosa M. Ortega tới từ Đại học Complutense Madrid (Tây Ban Nha), nghiên cứu này đã đánh giá các tài liệu khoa học trên toàn thế giới về vai trò của các sản phẩm sữa đối với sức khỏe và phòng ngừa các bệnh mạn tính (bệnh tim mạch, hội chứng chuyển hóa, ung thư ruột kết hoặc bàng quang và đái tháo đường type 2). Nó cũng kiểm tra tác động của các sản phẩm sữa đối với sự tăng trưởng, mật độ khoáng xương, khối cơ và trong khi mang thai hoặc cho con bú.
Phát hiện mới này tổng hợp các bằng chứng khoa học hiện tại liên quan đến các chủ đề khác nhau được cộng đồng khoa học quan tâm. Các chủ đề nghiên cứu sâu bao gồm:
- Ảnh hưởng của tiêu thụ sữa và sản phẩm sữa trong khi mang thai và cho con bú.
- Ảnh hưởng của tiêu thụ sản phẩm sữa đến chiều cao và mật độ khoáng xương của trẻ em.
- Ảnh hưởng của tiêu thụ sữa và các sản phẩm từ sữa và nguy cơ tử vong.
- Ảnh hưởng của việc tiêu thụ sữa và các sản phẩm từ sữa đến nguy cơ suy nhược, thiểu cơ và nhận thức ở người lớn tuổi.
- Ảnh hưởng của tiêu thụ sữa và sản phẩm sữa trong phòng ngừa loãng xương và gãy xương do loãng xương.
- Ảnh hưởng của tiêu thụ các sản phẩm sữa trong phòng chống hội chứng chuyển hóa.
- Ảnh hưởng của tiêu thụ sữa và sản phẩm sữa đối với bệnh đái tháo đường type 2.
- Ảnh hưởng của tiêu thụ sữa và sản phẩm sữa đối với các bệnh tim mạch.
- Liên quan giữa tiêu thụ sản phẩm sữa và nguy cơ ung thư đại trực tràng ở người lớn.
- Tiêu thụ sữa và các sản phẩm từ sữa với nguy cơ ung thư tuyến tiền liệt và tử vong.
- Tiêu thụ sữa và các sản phẩm từ sữa với nguy cơ ung thư bàng quang.
- Tiêu thụ sữa và các sản phẩm từ sữa với dấu ấn sinh học gây viêm.
- Vai trò của các sản phẩm sữa tăng cường trong sức khỏe tim mạch.
Các nhà nghiên cứu cũng phát hiện ra rằng tiêu thụ lượng lớn các sản phẩm từ sữa không cho thấy mối liên hệ rõ ràng nào với việc giảm nguy cơ gãy xương tổng thể hoặc nguy cơ gãy xương hông, nhưng lại có mối liên quan với giảm nguy cơ gãy xương đốt sống.
Đối với sự khác biệt giữa tiêu thụ nhiều hoặc ít sữa, không có mối liên hệ nào được xác định giữa tiêu thụ các sản phẩm sữa và tăng nguy cơ tử vong. Tiêu thụ các sản phẩm sữa ít béo có liên quan đến việc giảm nguy cơ mắc hội chứng chuyển hóa. Điều này ủng hộ quan điểm rằng việc tiêu thụ các sản phẩm sữa không làm tăng nguy cơ mắc bệnh tim mạch và có thể có tác dụng bảo vệ khỏi căn bệnh này.
Tiêu thụ sản phẩm sữa cũng có thể làm giảm nguy cơ mắc bệnh tim thiếu máu cục bộ và nhồi máu cơ tim. Các bằng chứng khoa học hiện tại cũng cho thấy rằng việc tiêu thụ các sản phẩm sữa, đặc biệt là sữa và sữa chua ít béo, có thể liên quan đến giảm nguy cơ mắc đái tháo tháo đường type 2.
Tiêu thụ sữa vừa phải cũng làm giảm nguy cơ ung thư đại trực tràng và ung thư bàng quang, trong khi không có mối liên quan nào được tìm thấy cho ung thư tuyến tiền liệt. Việc uống sữa hoặc tiêu thụ các sản phẩm từ sữa cũng không được chứng minh là có tác dụng gây viêm đối với những người thừa cân hoặc béo phì, hoặc đối với những người có biểu hiện bất thường về chuyển hóa khác.
Các nhà khoa học cho rằng tăng cường tiêu thụ các sản phẩm sữa với phytosterol (hoạt chất thuộc nhóm Sterol nguồn gốc thực vật) và acid béo omega-3 là một chiến lược phù hợp giúp ngăn ngừa các bệnh tim mạch.
Bình luận của bạn