Các nhà khoa học đã lý giải nguyên nhân thịt đỏ gây ung thư
Những lưu ý khi sử dụng thuốc nhỏ mũi Naphazolin
Xót thương hai bố con bị ung thư ôm nhau chờ chết
Bị đái tháo đường có nên dùng thuốc hạ mỡ máu?
Tự dùng thuốc bất lực là mất tiền, mua cực!
Dùng TPCN Cốt Thoái Vương như thế nào?
Nhiều nghiên cứu trước đó đã cho thấy thịt đỏ có thể gây ra một số bệnh như ung thư trực tràng, ung thư vú, tuyến tiền liệt, buồng trứng và ung thư phổi. Thế nhưng, nguyên nhân vì sao chúng gây ung thư thì vẫn chưa thể giải thích được.
Ung thư do đường!
Mới đây, các nhà nghiên cứu thuộc Đại học California (Mỹ) đã tìm ra câu trả lời. Họ phát hiện ra rằng các loại thịt đỏ như thịt bò, lợn, cừu… có chứa một loại đường gọi là Neu5Gc mà cơ thể con người không thể tự sản sinh được.
Do đó, khi ăn thịt đỏ, cơ thể sẽ kích hoạt một đáp ứng miễn dịch đối với loại đường lạ này, tạo ra những kháng thể gây viêm nhiễm và cuối cùng dẫn đến ung thư.
Các nhà nghiên cứu cảnh báo, phản ứng tương tự có thể xảy ra khi uống sữa tươi nguyên chất, pho mát hoặc trứng cá, vì tất cả các thực phẩm này đều chứa Neu5Gc.
Neu5Gc được sản sinh tự nhiên ở hầu hết các động vật có vú, trừ con người. Đó cũng là lý do vì sao một số loài động vật ăn thịt cả đời nhưng lại không bao giờ “bị ung thư”.
Trước khi có nghiên cứu này, một giả thuyết về mối liên hệ giữa thịt đỏ và ung thư là các chất gây bệnh được sinh ra trong quá trình nướng chín. Nhưng tại sao cùng được nướng, thịt cá và thịt gà lại không làm tăng nguy cơ ung thư?
Các nhà khoa học giải thích rằng đó là do có rất ít Neu5Gc trong các loại thực phẩm này, và phương pháp chế biến không phải là lý do.
Nên hạn chế ăn các loại thịt chế biến sẵn
“Thêm dầu vào lửa”
GS.TS. Ajit Varki - Đại học California, trưởng nhóm nghiên cứu, cho biết, Neu5Gc không phải là tất cả nguyên nhân gây ung thư, trong trường hợp này, nó đóng vai trò “thêm dầu vào lửa”. Các kháng thể kháng Neu5Gc mới là nguyên nhân chính.
Nhóm nghiên cứu đã cho các con chuột thí nghiệm ăn đường Neu5Gc. Các con chuột được chia làm 2 nhóm: Nhóm 1 có Neu5Gc tự nhiên và nhóm 2 được biến đổi gene để không còn Neu5Gc trong cơ thể (mô phỏng con người).
Kết quả cho thấy, tỷ lệ mắc ung thư ở nhóm 2 cao gấp 5 lần so với nhóm 1 mặc dù cả 2 nhóm đều không được tiếp xúc với tác nhân gây bệnh.
“Cần rất nhiều thời gian để đưa ra kết luận cuối cùng trên con người. Tuy nhiên, nghiên cứu này giúp giải thích mối liên hệ của việc ăn thịt đỏ với các bệnh tiến triển nặng do tình trạng viêm nhiễm mạn tính như: đái tháo đường type 2 và xơ vữa động mạch”, GS. Ajit Varki nói, “với những người trẻ tuổi, một lượng thịt đỏ vừa phải mỗi ngày là một nguồn dinh dưỡng tốt. Chúng tôi hy vọng sẽ tìm ra được giải pháp thực tiễn cho vấn đề nan giải này”.
Cũng theo nhóm nghiên cứu, việc chọn lọc giống bò, lợn hoặc cừu có thể giúp giảm lượng đường Neu5Gc trong thịt đỏ, một loại thuốc giải độc cũng có thể được nghiên cứu để chống lại nguy cơ ung thư từ thịt đỏ.
Nghiên cứu được công bố trên Tạp chí Proccessing của Viện Hàn lâm khoa học Nga.
Bình luận của bạn