Hiểu rõ bụng con, trọn tình cha mẹ

Hệ tiêu hóa của bé yếu và dễ bị thương tổn

ImmuneGamma - bí mật triệu đô tiết lộ từ nhà nước Liên Xô

Sử dụng BigBB thế nào cho hiệu quả?

BigBB

CẨM NANG PHÒNG BỆNH CHỦ ĐỘNG - Bảo vệ Hệ tiêu hoá trẻ em

Hệ tiêu hóa là hệ thống các cơ quan của cơ thể có nhiệm vụ ăn, tiêu hóa thức ăn để tách lấy năng lượng và chất dinh dưỡng, đồng thời đẩy chất thải ra ngoài. Khác với người trưởng thành, hệ tiêu hóa của trẻ chưa được hoàn thiện, rất dễ bị suy yếu và thương tổn.

Thức ăn phải được chuyển hóa để cơ thể của chúng ta có thể tiếp nhận được, đây chính là là quá trình tiêu hoá. Quá trình tiêu hoá bắt đầu khi chúng ta đưa thức ăn vào miệng, nhai và nuốt. Sau đó, quá trình đó được tiếp tục thực hiện trong bộ máy tiêu hoá có hình dáng giống như một chiếc ống dài ngoằn ngoèo chạy dọc suốt thân người. Tất cả các bộ phận của bộ máy tiêu hoá nối liền với nhau, tuy chúng có khác nhau về tính chất công việc của mình. Miệng nối với hầu trong cổ họng. Hầu vừa là đường vào của thức ăn, vừa là đường vào của không khí. Thực quản đi qua lồng ngực và nối với dạ dày. Dạ dày nối liền với ruột non có hình cuộn lò xo. Bộ phận cuối cùng của bộ máy tiêu hoá là ruột già.

Dưới đây cấu tạo hệ tiêu hóa của trẻ:

Khoang miệng: Niêm mạc khoang miệng của trẻ rất mềm, mạch máu nhiều, tế bào tuyến nước bọt chưa phát triển, nước bọt tiết ra rất ít khiến niêm mạc tương đối khô, dễ tổn thương và nhiễm trùng, dẫn đến viêm. Vì thế cần đặc biệt chú ý vệ sinh khoang miệng cho trẻ để phòng tránh những bệnh ngoài tiêu hóa nhất là bệnh đường hô hấp.

Thực quản: So với chiều dài cơ thể, thì thực quản của trẻ em dài hơn người lớn, nhưng lớp cơ trơn thành ống mỏng. Trẻ nhỏ thường gặp chứng trào ngược dạ dày thực quản. Đây là hiện tượng trẻ ói ra ngay sau vừa được cho bú sữa hoặc được ăn bột. Đây là một vấn đề rất phổ biến, hay xảy ra vào lúc bé ho, khóc trong khi hay là ngay sau ăn.

Các biến chứng của bệnh trào ngược có thể thấy ngay ở đường tiêu hóa mà cơ quan gần nhất phải gánh chịu là thực quản. Thực quản sẽ bị viêm với nhiều mức độ khác nhau gây ảnh hưởng đến việc ăn uống của bé và biến chứng nặng nề nhất lên thực quản là Barrett thực quản (tình trạng thực quản bị viêm chít hẹp lại, gây khó khăn cho sự lưu thông thức ăn từ trên xuống).

Cơ quan bị ảnh hưởng hay gặp nữa là hệ hô hấp. Bé sẽ dễ bị ho, khò khè kéo dài mà không đáp ứng với các điều trị thông thường.

Dạ dày: Thành phần dịch vị của trẻ cơ bản giống như người lớn, nhưng niêm mạc dạ dày tiết acid chlohydrit và enzyme ít hơn, sẽ tăng dần theo tuổi; Sức sống và lượng tiết dịch vị tăng dần. Dung lượng dạ dày trẻ sơ sinh vào khoảng 30 - 60ml, trẻ 3 tháng tuổi là 100ml. Thời gian xả hết phụ thuộc vào loại thức ăn, thường cần 3 - 4 giờ. Cho nên các bậc cha mẹ cần chú ý khoảng cách thời gian cho ăn, không nên quá gần nhau. Sau khi cho trẻ bú, nên bồng đứng, nhẹ nhàng vỗ phía dưới lưng trẻ xả hết không khí trong dạ dày, tránh bị trớ sữa.

Ruột: Ruột trẻ em tương đối dài hơn ruột người lớn (so với chiều cao cơ thể). 6 tháng đầu ruột dài gấp 6 lần chiều cao cơ thể, người lớn chỉ dài gấp 4 lần. 

Niêm mạc ruột có nhiều nhung mao, nhiều nếp nhăn, nhiều mạch máu nên có thể hấp thu được một số sản phẩm trung gian, nhưng cũng làm cho vi khuẩn dễ xâm nhập. Mạc treo ruột tương đối dài, manh tràng ngắn và di động nên trẻ dễ bị xoắn ruột và cũng vì thế nên vị trí ruột thừa không cố định, chẩn đoán viêm ruột thừa ở trẻ em khó hơn người lớn. Trực tràng tương đối dài, niêm mạc lỏng lẻo, do đó khi bị lỵ, ho gà dễ bị sa xuống. 

Sau khi ra đời khoảng 10 - 12 giờ, vi khuẩn xâm nhập vào cơ thể qua miệng, đường hô hấp và đường trực tràng của trẻ. Những vi khuẩn thường gặp là: Tụ cầu, liên cầu, phế cầu, perfringens.

Hệ tiêu hoá khoẻ mạnh là cơ sở để trẻ hấp thu đầy đủ chất dinh dưỡng cần thiết cho sự phát triển về thể chất và tinh thần. Các chất dẫn truyền thần kinh được sản xuất ra khi hệ tiêu hoá khoẻ mạnh. Chúng gia tăng các kết nối thần kinh ở não, hoàn thiện hệ thần kinh trung ương, giúp trẻ sớm phát triển khả năng tiếp nhận và xử lí thông tin một cách hiệu quả nhất. Chính vì vậy, bảo vệ hệ tiêu hóa con trẻ ngay từ khi ra đời là việc quan trọng và cần thiết của bậc cha mẹ.

Thanh Hà H+

BigBB - Phòng và tránh tái phát viêm đường hô hấp

Thành phần: ImmuneGamma, Cao Hoàng kỳ, Cao Diếp cá, Cao Hoài sơn, Lysine, Taurine.

Công dụng: Giúp trẻ ăn ngon, có một hệ tiêu hóa khỏe mạnh, làm tăng khả năng hấp thu dưỡng chất và phòng ngừa táo bón; Giúp tăng cường sức đề kháng và hỗ trợ phòng ngừa các bệnh viêm nhiễm theo mùa hay gặp ở trẻ nhỏ: Viêm đường hô hấp, viêm đường ruột, viêm tai giữa đặc biệt là các loại viêm nhiễm tái phát nhiều lần.

Đối tượng sử dụng:
- Trẻ bị nhiễm khuẩn đường hô hấp: Ho, viêm họng,sổ mũi, khò khè, viêm phế quản cấp và mạn tính.
- Trẻ biếng ăn, táo bón, phân sống, suy dinh dưỡng,đề kháng kém.
- Trẻ khỏe mạnh dùng để phòng ngừa nhiễm khuẩn đường hô hấp.
- Trẻ đang điều trị viêm đường hô hấp bằng kháng sinh.
- Thích hợp cho trẻ từ 6 tháng tuổi trở lên.

Website: http://bigbb.vn
Điện thoại tư vấn: 0964.052.629 - 1800.6855 (Miễn phí)

 ** Sản phẩm này không phải là thuốc, không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh.
* Thông tin về sản phẩm do nhà sản xuất/nhà phân phối công bố và chịu trách nhiệm.

XNQC: Số 826/2013/XNQC-ATTP

H+
Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Yêu trẻ