Bé thường khó ngủ từ 6h tối đến 12h đêm
Trẻ không ngủ và dậy chơi cả đêm hay quấy phá bố mẹ... đều là những điều hết sức bình thường ở trẻ nhỏ nhưng đây lại là chủ đề không bao giờ hết nóng trên các diễn đàn online của các mẹ đang nuôi dạy trẻ nhỏ.
Những lý giải của các chuyên gia dưới đây sẽ giúp bố mẹ hiểu hơn về lý do trẻ hay tỉnh dậy chơi đêm và có một cách nhìn hoàn toàn mới mẻ về hiện tượng này. Điều đó cũng sẽ giúp bố mẹ thư giãn hơn và có thể tìm được cách giải quyết triệt để cho vấn đề này.
Tại sao trẻ thức dậy vào ban đêm? Bởi vì chúng thực sự muốn thế
"Việc trẻ khó ngủ và muốn thức dậy chơi là hoàn toàn bình thường", theo GS. Peter Fleming
GS. Peter Fleming - Chuyên gia nhi khoa, Đại học Bristol (Anh) cho rằng quan niệm trẻ phải ngủ vào ban đêm là ý tưởng đã lỗi thời của thế kỷ XX. Ngày nay, các nhà khoa học phát hiện ra rằng trẻ phải thức dậy thường xuyên vào ban đêm mới thực sự là cách phát triển tự nhiên nhất cho trẻ nhỏ.
GS.Peter chia sẻ: "Trẻ sơ sinh không thể ngủ những giấc dài như người lớn, chúng không tốt cho
sức khỏe của các bé". Tuy nhiên, với quan niệm vốn đã ăn sâu vào tiềm thức, các bậc cha mẹ thường nghĩ trẻ phải ngủ suốt đêm mới là khỏe mạnh.
Thực tế, không có ai ngủ cả đêm, người lớn cũng vậy
GS. Darcia F. Narvaez - Chuyên gia
tâm lý học, Đại học Notre Dame (Mỹ) cho biết: "Mọi người đều nghĩ rằng một người trưởng thành phải ngủ đủ 8 tiếng một ngày nhưng điều đó thực sự không đúng. Chúng ta không ngủ một giấc dài liên tục mà thức dậy vài lần trong khoảng thời gian đó".
Nên đọc
"Con người tự ép mình vào giấc ngủ đêm 8 tiếng chỉ vì chúng ta đi làm vào ban ngày. Điều này trái với lịch sử phát triển của loài người", GS Narvaez cho biết thêm. Vào thời kì con người săn bắn hái lượm, họ có những giấc ngủ ngắn 2 tiếng rồi lại thức dậy, cứ như thế trong suốt 24 giờ.
Trẻ nhỏ từ 9 - 18 tháng cần phát triển tự nhiên
"Trẻ nhỏ từ 9-18 tháng vẫn còn rất non nớt", GS. Narvaez cho biết. Nếu như con non của các loài linh trưởng khác chúng đã có thể chạy nhảy và ăn uống ngay từ khi sinh ra, con người lại không thể làm được những việc như vậy.
Não bộ của trẻ cũng chỉ mới phát triển 25% so với não người lớn, phần còn lại đều đang trong giai đoạn định hình. Vì thế giấc ngủ của trẻ dưới 1 tuổi rưỡi thường chập chờn và giống với nếp sinh hoạt của bé khi còn là bào thai trong bụng mẹ.
Trẻ thức dậy thường xuyên trong đêm thường có trí thông minh cao
GS. Fleming giải thích rằng có một liên kết mật thiết giữa sự phát triển trí tuệ với việc thức dậy chơi đêm của trẻ. Những trẻ thức đêm dậy chơi với bố mẹ khi lớn lên sẽ trở thành một người biết cảm thông, có khả năng
nhận thức cao hơn và ít có nguy cơ bị trầm cảm.
Trẻ thức dậy nhiều vào ban đêm sẽ có trí tuệ tốt hơn
Giấc ngủ của trẻ sơ sinh ngắn hơn
GS. Peter nói: "Người lớn thường có một giấc ngủ dài khoảng 90 phút rồi ý thức bắt đầu thức dậy nhưng sau đó mau chóng rơi vào giấc ngủ tiếp theo. Trong một đêm, người lớn cũng thức dậy 2 - 3 lần nhưng mọi người thường không nhớ được vì các giấc ngủ cách nhau quá gần. Giấc ngủ của trẻ có chu kì ngắn hơn chỉ khoảng 60 phút.”
Điều này giải thích một cách dễ dàng vì sao trẻ ngủ trằn trọc và tỉnh dậy nửa đêm. Các bé sẽ tỉnh dậy khi giấc ngủ qua đi trong khi người lớn có xu hướng ép bản thân tiếp tục những giấc ngủ mới.
Trẻ nhỏ cần giải tỏa căng thẳng bằng cách khóc thật to
Một
nghiên cứu năm 2011 đã cho thấy, trẻ em không biết cách ngừng khóc cho tới khi chúng được bố mẹ làm đủ cách ép chúng vào khuôn khổ. Bắt trẻ ngoan ngoãn tiếp tục đi ngủ vào ban đêm sẽ giúp bố mẹ cảm thấy thoải mái và bớt căng thẳng nhưng vô hình chung lại tăng sự khó chịu trong bé khi chúng thức dậy.
GS. Darcia Narvaez giải thích: "Khi bố mẹ luyện ngủ đêm cho bé, bé sẽ trải qua một chu kỳ: Lúc đầu bé sẽ cảm thấy thoải mái nhưng sau đó hormone gây ức chế sẽ tăng lên trong cơ thể." Đến khi không nhịn được, bé sẽ khóc to. Trong những tình huống như thế bố mẹ cần bình tĩnh để bé khóc, đồng thời dạy bé cách giải tỏa một cách tích cực hơn.
Bạn nên dạy trẻ đánh lạc hướng cảm xúc chứ không nên cấm đoán, doạ nạt
Để được bố mẹ quan tâm hơn
"Thông thường các bé thích ngủ vào ban ngày, khoảng thời gian từ 6 giờ chiều đến nửa đêm là thời gian các bé tỉnh táo nhất", GS. Peter cho biết, "bé thức đêm sẽ khiến cả 2 bố mẹ phải dành nhiều thời gian hơn để quan tâm mà không bị gián đoạn bởi cách công việc khác".
Từ quan điểm sinh học, thức dậy chơi đêm là hoàn toàn bình thường và hợp lý nhưng lại không thích hợp với mong đợi của những bậc cha mẹ bận rộn.
Trẻ không muốn ngủ ở phòng riêng
"Nếu chúng ta nhìn lại lịch sử tiến hóa của con người", GS. Peter nói, "các em bé có nhiều thời gian hơn bên cạnh mẹ hơn và chúng có giấc ngủ an lành hơn".
"Tôi đã có nhiều thời gian làm việc ở châu Phi và những nơi khác nhau trên toàn thế giới và trẻ nhỏ ở đó được ngủ với mẹ nhiều hơn những quốc gia phát triển khác. Những người mẹ này luôn có thời gian dành cho con", GS. Peter cho biết thêm. Ngoài ra, những đứa trẻ có phòng riêng khi còn nhỏ sẽ có nguy cơ cao tử vong do mắc phải hội chứng đột tử trẻ sơ sinh.
Thức dậy ban đêm là điều tự nhiên của trẻ nhỏ
Cho dù bạn có cảm thấy phiền toái về những lần trẻ ngủ trằn trọc, thức dậy chơi đêm của trẻ bạn cũng nên thích ứng với chúng như một lẽ tự nhiên. Trẻ con nên được đáp ứng những nhu cầu rất đơn giản của mình như được tương tác gần gũi với bố mẹ, được ăn khi chúng muốn, và đặc biệt là có người chăm sóc chúng khi chúng cần.
Tiểu Bắc H+ (Theo Buzz Feed)
Bình luận của bạn